Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
1. Thành phần không khí
- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích:
+ 21% oxygen
+ 78% nitrogen
+ 1% còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác
2. Vai trò của không khí trong tự nhiên
- Cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu sống
- Cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm
- Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất như: độ ẩm, độ hanh…
- Là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn
- Nitrogen trong không khí có thể chuyển hóa thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển
3. Ô nhiễm không khí
- Khái niệm: là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ
- Tác hại của ô nhiễm không khí
+ Ảnh hưởng đến an toàn giao thông: bụi bay vào mắt
+ Gây biến đổi khí hậu
+ Gây bệnh cho con người, động vật và thực vật
+ Làm hỏng cảnh quan thiên nhiên hoặc công trình xây dựng
- Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm
+ Có mùi khó chịu
+ Giảm tầm nhìn
+ Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp
+ Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid…
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Chất gây ô nhiễm không khí: tro bay, khói, bụi, khí thải ra môi trường như carbon monoxide, carbon dioxide, sulfur dioxide và các nitrogen oxide.
- Ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người
+ Con người: cháy rừng, rác thải, khí thải từ xe cộ, nhà máy, hoạt động sản xuất của con người
+ Tự nhiên: núi lửa phun, cháy rừng
5. Bảo vệ môi trường không khí
- Để bảo vệ môi trường không khí cần phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiếu chất gây ô nhiễm: