Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 153 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Hàm ý của tác giả qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
- Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo (linh hồn thanh cao của Trương Ba chán ghét, đau khổ bên trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt): tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi…ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát.
- Không chỉ linh hồn mới có tiếng nói và sức mạnh, thể xác cũng có sức mạnh bản năng ghê gớm của nó: bất chấp thái độ phủ nhận yếu ớt của Trương Ba, xác hàng thịt đưa ra nhiều minh chứng cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.
- Sự thật là nhiều người chỉ vun vén cho phần hồn mà bỏ bê, coi thường phần xác.
- Cuộc đấu tranh giữa cái thanh cao và cái tầm thường (hồn Trương Ba cố gắng giữ quan điểm của mình trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng vì vẫn phải chung đụng, sống nhờ vào xác hàng thịt nên không thoát khỏi tuyệt vọng.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 153 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khiến người thân của Trương Ba và chính Trương Ba rơi vào bất ổn, đau khổ là việc bên trong một đằng bên ngoài một nẻo gây ra nhiều phiền toái, rắc rối. Đau xót hơn là Trương Ba không còn là chính mình, ông bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng ghê gớm của xác hàng thịt.
=> Hậu quả là vợ ông đòi bỏ đi, cái Gái không nhận ông, con trai không nghe lời ông, con dâu cũng nhận ra sự đổi khác ở ông.
* Thái độ:
- Đau đớn, nhẫn nhục, bất lực.
- Thừa nhận sự thắng thế của xác hàng thịt nhưng không khuất phục mà quyêt định không cần đến xác hàng thịt nữa.
=> Thắp hương gọi Đế Thích để giải quyết bi kịch.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 153 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Sự khác nhau của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống:
- Với Đế Thích: sống là được tồn tại dù đôi khi người ta không được là mình toàn vẹn (Ngọc Hoàng và thần tiên cũng vậy) và có thể sống bằng mọi giá (Đế Thích nói với Trương Ba: Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào).
- Với Trương Ba: sự sống phải có ý nghĩa, có niềm vui và phải sống đúng là mình (tôi muốn được là tôi toàn vẹn, không thể sống với bất cứ giá nào được). Sống không là mình toàn vẹn còn khổ hơn là cái chết.
* Lời trách của Trương Ba với Đế Thích “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.
* Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:
- Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
- Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong.
- Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại vật quái gở mang tên “hồn Trương Ba da hàng thịt”, đem lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 153 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Trương Ba từ chối nhập vào xác cu Tị vì:
- Việc này sẽ dẫn đến hàng loạt những phiền phức, rắc rối như việc Trương Ba đã nhập vào xác hàng thịt (phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi…).
- Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại.
- Dù nhập vào xác cu Tị hay xác ai thì Trương Ba cũng không được là mình toàn vẹn và tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.
Câu 5
Video hướng dẫn giải
Câu 5 (trang 154 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Ý nghĩa của đoạn kết:
- Quyết định đúng đắn của Trương Ba đem lại sự thanh thản, yên bình, hạnh phúc cho chính linh hồn ông và những người thân xung quanh.
- Sự sống đáng quý nhưng sống là chính mình, sống hạnh phúc còn có ý nghĩa quan trọng hơn.
Luyện tập
Nếu Trương Ba đồng ý sống trong xác hàng thịt hoặc nhập vào cu Tị, cuộc sống của Trương Ba sẽ lại rơi vào bi kịch với hàng loạt những rắc rối, phiền toái của việc bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Những phiền toái ấy có thể khác nhau khi sống trong những cái xác khác nhau nhưng đều là sự chắp vá lố bịch, sự tham lam tai hại. Quan trọng nhất, dù sống trong xác ai không phải xác mình thì hồn Trương Ba cũng đều không thể có được sự thanh thản, hạnh phúc vì sống không là chính mình. Điều đó sẽ tiếp tục làm tổn thương những người thân yêu của ông và gây ra những điều vô lí ở đời.
Tóm tắt
Trương Ba - người làm vườn chất phác, hiền lành, rất mực yêu quý vợ con và cháu gái. Ông nổi tiếng là người chơi cờ giỏi và có lối sống thanh cao. Vì sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba đang khỏe mạnh bỗng chết một cách đột ngột. Tiên Đế Thích vì muốn có người đánh cờ với mình và muốn sửa sai cho Nam Tào nên hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba đau khổ đấu tranh với những ham muốn bản năng của thân xác hàng thịt. Sau một thời gian, chính hồn Trương Ba cũng phần nào bị tha hóa, gia đình Trương Ba trở nên ly tán, đau buồn. Trương Ba quyết định thắp nhang gọi Đế Thích lên để quyết định rời khỏi thân xác anh hàng thịt. Đế Thích tìm mọi cách khuyên ngăn và đưa ra giải pháp khác hấp dẫn hơn như cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị đang hấp hối. Trương Ba xin cho cu Tị được sống và kiên quyết chọn cái chết và không nhập vào xác ai nữa bởi ông không muốn “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”.
Bố cục
Video hướng dẫn giải
Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!): Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- Phần 2 (tiếp theo đến Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và mọi người trong gia đình.
- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; quyết định cuối cùng của Trương Ba.
ND chính
Video hướng dẫn giải
Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa trước sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục; vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. |
dapandethi.vn