Phần I
Video hướng dẫn giải
VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI
Trả lời câu 1 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập hai)
- Quan hệ trên - dưới (cô - cháu)
- Người cô ở vai trên.
- Hồng ở vai dưới.
Trả lời câu 2 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập hai)
Cách cư xử của người cô đáng chê trách ở chỗ: luôn gieo rắc vào đầu óc của Hồng những điều xấu xa và bịa đặt về mẹ, để Hồng ghét mẹ.
Trả lời câu 3 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập hai)
- Những chi tiết: cúi đầu không đáp, cười đáp lại cô, lặng cúi đầu xuống đất, cười dài trong tiếng khóc.
- Hồng phải làm như vậy vì người đang tham gia hội thoại với Hồng là người cô - là bề trên, Hồng phải kìm nén để giữ sự kính trọng với cô của mình.
Luyện tập 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập hai)
- Thái độ nghiêm khắc: Chỉ ra lỗi lầm của các tướng sĩ, chê trách các tướng sĩ.
- Thái độ khoan dung: Phân tích, nhẹ nhàng khuyên bảo các tướng sĩ.
Luyện tập 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập hai)
a) Xác định vai xã hội:
- Lão Hạc: Tuổi tác cao nhưng vai địa vị xã hội thấp hơn ông giáo
- Ông giáo: Ít tuổi hơn lão Hạc nhưng địa vị xã hội cao hơn lão Hạc
b) Những chi tiết:
- An ủi thân tình (nắm lấy vai lão, mời uống nước, ăn khoai, hút thuốc)
- Xưng hô:
+ Gọi lão hạc là cụ, ông con mình (kính trọng người già)
+ Xưng tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao)
c) - Những chi tiết nói lên thái độ thân tình:
+ Gọi: Ông giáo (kính trọng người có vai xã hội cao hơn mình)
+ Dùng các từ: chúng mình, nói đùa thế ... (giản dị, thân tình)
- Những chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và giữ ý:
+ Cười đưa đà, cười gượng
+ Từ chối lời mời ở lại ăn khoai, không tiếp tục ở lại nói chuyện.
Luyện tập 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập hai)
Long: Em chào cô ạ!
Cô giáo: Cô chào Long. Long gặp cô có việc gì à?.
Long: Cô ơi, em thấy cuốn sổ này của cô để quên trên bàn giáo viên. Em gửi lại cô ạ.
Nói rồi Long dùng hai tay đưa cuốn sổ cho cô giáo. Cô mìm cười nhận lấy sổ rồi xoa đầu Long.
- Cảm ơn Long nhé! Em ngoan lắm.
=> Phân tích: vai xã hội: Trên dưới (giáo viên - học sinh)
+ Học sinh: lễ phép, đưa hai tay, trong lời nói luôn có “ạ” -> Lễ phép, kính trọng giáo viên
+ Giáo viên: mỉm cười, xoa đầu, khen ngợi -> thân tình.