I. Công cơ

Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công.

Công cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động.

Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển một quãng đường S theo phương của lực thì sản sinh một công là A. A = Fs

Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng của vật phải di chuyển.

II. Sự mỏi cơ

1. Sự mỏi cơ

Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu thì có biên độ co cơ giảm dần hoặc ngừng hẳn

2. Nguyên nhân của sự mỏi cơ

Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.

Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí (không có ôxi) là axit lactic tăng và năng lượng sản ra ít. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

* Biện pháp chống mỏi cơ:

- Khi mỏi cơ cần:

+ Hít thở sâu

+ Xoa bóp cơ, uống nước đường

- Để không bị mỏi cơ, lao động và học tập có hiệu quả cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra cũng cần có tinh thần thoải mái, vui vẻ

3. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ

- Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng

+ Thể lực của cơ: bao cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh

+ Lực của cơ co

+ Khả năng dẻo dai

- Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao vừa để tăng thể tích cơ và tăng lực co cơ.

Sơ đồ tư duy Hoạt động của cơ:

dapandethi.vn