Đề bài

Câu 1: (2,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đã mất nhãn sau: (NH4)2SO4, Na2CO3, NaCl, Na3PO4

Câu 2: (1,0 điểm):

a. Viết phương trình chứng minh cacbon có tính khử?

b. Viết phương trình chứng minh photpho có tính oxi hóa?

c. Viết phương trình chứng minh photpho có tính khử?

d. Viết phương trình chứng minh nito có tính OXH?

Câu 3: (1,0 điểm)

Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra

a. Khi cho lá đồng vào dung dịch HNO3 loãng

b. Dẫn khí CO2 đi qua dung dịch nước vôi trong lấy dư?

Câu 4: (1,5 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,448 lít khí CO2 và 0,36 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với nito là 2,15. Tìm công thức phân tử A? C = 12, H = 1, O = 16, N = 14

Câu 5:

Viết phương trình phản ứng xảy ra (Nếu có)

a. NH3 + H2O + MgSO4

b. NH3 + H2O + BaCl2

c. NH3 + H2O + Fe(NO3)3

d. NH3 + H2O + AlCl3

Câu 6 ( 1 điểm): Nhiệt phaan hoàn toàn m gam Pb(NO3)2 sau một thời gian thu được 13,44 lít hỗn hợp khí ở đktc biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính m, Pb = 208; N = 14; O = 16; H = 1

Câu 7 (1,5 điểm): Dẫn 5,376 lít khí CO2 ở đktc đi qua 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tính khối lượng muối thu được?

Câu 8 (1 điểm): Bổ túc chuỗi phản ứng (cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có)

C → CO2 → KHCO3 → KNO3 → O2

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Lây mẫu thử

- Cho từ từ dung dịch HCl vào mỗi mẫu thử, thấy có khí thoát ra là Na2CO3

Na2CO+ 2HCl → 2NaCl + CO+ H2O

- Cho từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử còn lại, thấy có mùi khai thoát ra là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH+ 2H2O

Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có kết tủa trắng là NaCl, kết tủa vàng là Na3PO4

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

Na3PO4 + 3AgNO3 NaNO+ Ag3PO4

Câu 2:

a. C + O2 → CO2

b. 2P + Ca → Ca3P2

c. 4P + 5O2 → P2O5

d. N2 + Ca → Ca3P2

Câu 3:

a. Hiện tượng: Lá đồng tan dần, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh, có khí không màu hóa nâu trong không khí

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

b. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Câu 4:

n CO2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol

n H2O = 0,36 : 18 = 0,02 mol

m O có trong 0,6 gam A là:

0,6 – m C – m H = 0,6 – 0,02 . 12 – 0,02 . 2 = 0,32 gam

=> n O = 0,32 : 16 = 0,02 mol

Ta có n C : n H : n O = 0,02 : 0,04 : 0,02 = 1 : 2 : 1

=> CTPT đơn giản nhất là CH2O

mặt khác MA = 2,15 . 28 = 60 (gam/mol)

CTPT của A là (CH2O)n

=> n = 2

=> CTPT của A là C2H4O2

Câu 5:

a. NH3 + H2O MgSO4 → Mg(OH)2 + (NH4)2SO4

b. NH3 + H2O + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + NH4NO3

c. 3NH3 + H2O AlCl3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Câu 6:

Số mol hỗn hợp khí = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol

Ta có phương trình:

2Pb(NO3)2 → 2PbO + 4NO2 + O2

  2x                  2x         4x         x

Theo phương trình => 4x + x = 0,6

=> x = 0,12 mol

Khối lượng Pb(NO3)2 cần dùng là:

m = (2 . 0,12 . 332 ) : 80% = 99,6 gam

Câu 7:

n CO2 = 5,376 : 22,4 = 0,24 mol

n Ba(OH)2 = 0,5. 0,52 = 0,26 mol

=> n OH- có trong Ba(OH)2 = 0,26 . 2 = 0,52 mol

T = 0,52 : 0,24 > 2

=> Muối tạo thành là CO32-

      CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Bđ   0,24    0,26

pu  0,24     0,24

Sau 0          0,02        0,24

Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

0,24 . 197 = 47,28 gam

Câu 8:

(1) C + O2 → CO2

(2) CO2 + KOH → KHCO3

(3) KHCO3 + HNO3 → KNO3 + CO2 + H2O

(4) 2KNO3 → 2KNO2 + O2

 

dapandethi.vn