Đề bài

Câu 1: Hãy chọn những chất thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. … + …. \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) NaCl

b. H2SO4 + K2SO3 → …. + …. + H2O

c. CaO + H2O → Ca(OH)2

d. Cu + … → Cu(NO3)2 + ….

Câu 2:

a. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho đinh sắt vào dung dịch CuCl2

b. Vì sao muối natri hidrocacbonat được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày?

Câu 3:

Viết phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:

Al → Al2(SO4)3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn x gam Fe vào 400 ml dung dịch H2SO4 loãng, lấy dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A

a. Tính x

b. Cho dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thu được 46,6 gam kết tủa trắng. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu

Câu 5:

Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết bốn dung dịch đựng trong bốn lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học: H2SO4, KOH, NaCl, Ba(OH)2

Cho biết Ba = 137; S = 32; O = 16; Fe = 56; Cl = 35,5; H =1

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a.2Na + Cl2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2NaCl

b. H2SO4 + K2SO3 → K2SO4 + SO2 + H2O

c. CaO + H2O → Ca(OH)2

d. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 2:

a. Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu nâu đỏ bám quanh đinh sắt, dung dịch chuyển từ màu xanh dương sang không màu

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

b. NaHCO3 có môi trường bazo yếu, có thể trung hòa được lượng axit còn dư thừa có trong dạ dày của những người bị đau dạ dày

NaHCO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Câu 3:

(1) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

(2) Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

(3) 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

(4) 2Al2O3 → 4Al +3 O2

Câu 4:

a. Ta có phương trình:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)

n H2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol

(1) n Fe = n H2 = 0,15 mol

=> m Fe = 0,15 . 56 = 8,4 gam

=> x = 8,4 gam

b. (1) n FeSO4 = n Fe = 0,15 mol

Ta có phương trình hóa học:

FeSO4 + BaCl2 → FeCl2 + BaSO4 (2)

H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4 (3)

(2) n BaSO4 = n FeSO4 = 0,15 mol

n BaSO4 tạo thành = 46,6 : 233 = 0,2 mol

=> (3) n BaSO4 = 0,2 – n BaSO4 (2) = 0,2 – 015 = 0,05 mol

(3) n H2SO4 = n BaSO4 = 0,05 mol

=> n H2SO4 phản ứng = n H2SO4 (1) + n H2SO4 (3) = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol

CM = n / V = 0,2 : 0,4 = 0,5M

Câu 5:

Lấy lần lượt các chất trên cho vào các ống nghiệm riêng biệt

Lần lượt thả quì tím vào các ống nghiệm trên.

+ Dung dịch làm quì tím chuyển sang màu xanh : KOH, Ba(OH)2

+ Dung dịch làm quì tím chuyển sang màu hồng: H2SO4

+ Dung dịch làm quì tím không chuyển màu: NaCl, Na2SO4

Cho 2 dung dịch làm quì tím hóa xanh tác dụng với dung dịch axit H2SO4. Dung dịch tác dụng với H2SO4 làm xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2

Còn lại KOH

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O

dapandethi.vn