Xin chào các em! Hôm nay, Dapandethi.vn xin giới thiệu tới các em một bộ đề thi học kì 1 lớp 8 môn GDCD mới nhất của Sở GD&ĐT Hà Giang năm học 2017-2018 mới nhất hiện nay. Và dưới đây là nội dung bộ đề thi học kì 1 lớp 8 môn GDCD có đáp án chi tiết dành cho các em học sinh tham khảo dưới đây.

Đề thi kì 1 lớp 8 môn GDCD - Sở GD Hà Giang năm 2017

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1:  Lẽ phải là gì ?

  • A.Lẽ phải  là những điều được coi là đúng đắn.            
  • B.Lẽ phải là những điều được coi là phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
  • C.Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
  • D. Là việc làm tốt.                                                        

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?

  • A.  Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
  • B.  Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
  • C.  Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
  • D.  Gió chiều nào che chiêù ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.

Câu 3: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa?

  • A.Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
  • B.Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
  • C.Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
  • D.Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp., làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

Câu 4: Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua:

  • A. Thái độ
  • B. Hành động.
  • C. Lời nói.
  • D.Thái độ, lời nói, hành động.

Câu 5: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người?

  • A. Thanh thản.             
  • B. Nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người.
  • C. Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
  • D. Thanh thản, nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người. góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Câu 6: Em  đồng ý với  việc làm nào sau đây?

  • A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình.
  • B.Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người 
  • C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình.
  • D.Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán.

Câu 7: Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính nào dưới đây?

  • A. Kỉ luật.  
  • B. Trung thực.     
  • C. Kỉ luật, trung thực, mình vì mọi người. 
  • D. Mình vì mọi người.                      .

Câu 8 : Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

  • A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác.
  • B. Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ.
  • C. Không công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.
  • D. Luôn công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.

Câu 9: Tôn trọng người khác phải thể hiện

  • A. Trong suy nghĩ.                            
  • B. Trong hành động.
  • C. Trong lời nói.                      
  • D. Cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.

Câu 10: Hành vi nào không thể hiện sự tôn trọng người khác?

  • A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.                 
  • B. Nói chuyện riêng, làm việc riêng, đùa nghịch trong giờ học.
  • C. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
  • D. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.

Câu 11: Pháp luật là gì?

  • A. Là các quy tắc xử  sự chung, do nhà nước ban hành.
  • B.Là các quy tắc xử  sự chung,  được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  • C.  Là các quy tắc xử  sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện.bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  •  D. Là quy định của một tổ chức.

Câu 12: Kỉ luật là gì ?

  • A. Là những quy định, quy ước của một tập thể về những hành vi cần tuân theo, nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất.
  • B.Là quy định của một người.
  • C.  Là quy định, quy ước của cá nhân và tập thể.
  • D. Là quy định của tập thể đưa ra để phạt người khác. 

Câu 13: Tôn trọng lẽ phải  trái với :

  • A.ủng hộ và làm theo những điều sai trái.                    
  • B.luôn bênh vực những điều đúng đắn.
  • C. suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực.
  •  D. luôn lắng nghe ý kiến góp ý của người khác.

Câu 14: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ làm gì?

  • A.Ủng hộ và bảo về ý kiến của bạn ấy.
  • B.Ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông các bạn.
  • C.Không dám đưa ra ý kiến của mình.

Câu 15: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn quay cóp thì em sẽ:

  • A. ủng hộ bạn.
  • B. thể hiện thái độ không đồng tình.
  • C. im lặng.

Câu 16: Nếu bạn thân em mắc khuyết điểm, em sẽ

  • A.bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn.
  • B.xa lánh, không chơi với bạn.
  • C.chỉ rõ cái sai của bạn để giúp bạn.
  • D.rủ các bạn khác cùng xa lánh bạn.

Câu 17: Biểu hiện nào trái với hành vi liêm khiết?

  • A. Mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình.
  • B. Không móc ngoặc, hối lộ.
  • C. Không làm ăn gian lận.
  • D. Luôn gọi ý để cấp dưới đem quà biếu tặng mình.

Câu 18: Biết giữ chữ  tín  sẽ có ý nghĩa như thế nào với bản thân, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ hợp tác kinh doanh?

  • A.Sẽ nhận được sự  quý trọng của người khác.
  • B. Sẽ được mọi người kính nể.
  • C.Sẽ nhận được sự  tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
  • D. Sẽ co lợi cho bản thân mình.

Câu 19: “Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở Pác Bó để làm quà cho em” đã nói lên phẩm chất gì?

  • A. Tôn trọng lẽ phải.                                  
  • B. Liêm khiết.     
  • C. Giữ chữ tín.                                               
  • D. Trung thực.

Câu 20: Người học sinh cần giữ chữ  tín ở ?

  • A.gia đình.                     
  • B. trường, lớp. 
  • C. ngoài xã hội.             
  • D. gia đình, trường lớp, ngoài xã hội.

Câu 21: Nội dung nào  không đúng với ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.?

  • A. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động.
  • B. Xác định trách nhiệm, bảo về quyền lợi của mọi người.
  • C.Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng chung.
  • D.Chỉ bảo vệ quyền lợi cho các cấp lãnh đạo.

Câu 22: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan, có thể coi là pháp luật được không?

  • A.  Được.                       
  • B.Chỉ có quy định của cơ quan.
  • C.  Không.
  • D.  Chỉ có bản nội quy của nhà trường.

Câu 23: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần thiết cho những ai?

  • A. Tất cả mọi người.                                            
  • B. Học sinh, sinh viên.
  • C. Người già.                                                        
  • D. Thanh niên.

Câu 24: Có tình bạn trong sáng lành mạnh sẽ giúp cho mỗi người

  • A. khắc phục khó khăn, tự tin hơn.            
  • B. vui vẻ, yêu đời hơn.
  • C. tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.      
  • D. vui vẻ, tự tin, yêu đời, sống tốt hơn

Câu 25: Khi bạn có khuyết điểm, em sẽ ứng xử thế nào?

  • A. Mắng nhiếc bạn
  • B. Xa lánh bạn.
  • C. Khuyên răn bạn.
  • D. Không nói gì.

Câu 26: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có tình cảm và thiện chí từ:

  • A.Ít nhất một phía 
  • B.Phía người có địa vị cao hơn
  • C.Cả hai phia
  • D.Phía người có địa vị thấp hơn

Câu 27 :Khi bạn có khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật, em sẽ ứng xử thế nào?

  • A. Mắng nhiếc bạn
  • B. Xa lánh bạn.
  • C. Khuyên răn bạn.
  • D. Không nói gì.

Câu 28 :Câu " Thêm bạn, bớt thù" có nghĩa là

  • A. càng thêm bạn càng thêm thù.     
  • B. càng thêm bạn càng không tốt.
  • C. càng thêm bạn càng tốt.                                           
  • D. càng thêm bạn càng mất nhiều thời gian. 

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm):Trong một số buổi sinh hoạt đội, một số bạn đến chậm. Khi Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó thiếu kỉ luật của đội, thì các bạn giải thích rằng: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến muộn là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với Chi đội trưởng hay theo quan niệm của các bạn đến muộn? Vì sao?

Câu 2: (2,0 điểm)

Tình huống: 

Bạn Bình bị ốm, phải mời bác sĩ tới khám bệnh. Khám bệnh xong bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc kèm theo lời dặn một ngày uống thuốc hai lẫn, mỗi lần một viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên Bình đã uống thuốc ba lần một ngày, mỗi lần uống hai viên. Hương hỏi Bình tại sao không uống theo lời dặn của bác sĩ. Bình cười: “Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh, uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn”

  • Em có đồng ý với Bình không? Tại sao?
  • Nếu là Hương thì em sẽ nói gì với Bình?

Xem thêm: Đề thi học kì 1 lớp 8 môn GDCD – THCS Ninh Phước năm 2017

Đáp án đề thi kì 1 lớp 8 môn GDCD - Sở GD Hà Giang năm 2017

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

D

D

D

D

B

C

Câu

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

D

D

B

C

A

A

A

Câu

15

16

17

18

19

20

21

Đáp án

B

C

D

C

C

D

D

Câu

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

C

A

D

C

C

C

C

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

1

(1,0 điểm)

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng

Vì Đội là một tổ chức xã hội, có những quy định thống nhất để hoạt động. Đi họp chậm (không có lí do chính đáng) là thiếu kỉ luật Đội.

 

0,5

 

0,5

 

 

2

(2,0 điểm)

- Em không đồng ý với Bình. Đó không phải là sự sáng tạo mà là sự liều lĩnh, coi thường những chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, việc uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong việc điều trị bệnh.

- Nếu là Hương em sẽ giải thích cho Bình hiểu rằng không phải bất cứ việc làm khác đi so với chỉ dẫn nào cũng là sáng tạo. Sáng tạo là không ngừng cải tiến để làm ra cái mới nhưng phải mang lại chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

 

1,0

 

 

1,0