Câu 1: (1,5đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của trùng roi xanh?
Câu 2 (1,5đ): Nêu đặc điểm chung của động vật?
Câu 3 (2đ): Thủy tức, sứa và san hô là 3 loài khác nhau nhưng tại sao lại xếp chung vào một ngành?
Câu 4 (1đ): Biết được tác hại của sán dây, ông A rất muốn phòng bệnh sán dây nhưng không biết cách. Bằng kiến thức đã học, em hãy giúp ông A thực hiện điều trên?
Câu 5: (1đ) Nhà ông A đào ao thả cá, trai không thả mà tự nhiên có. Vì sao?
Câu 6 (3đ): Đọc đoạn văn sau:
CUA
Cơ thể cua được bao bọc bởi bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ rất cứng cáp. Phần bụng của cua tiêu giảm dẹp mỏng gập vào mặt bụng của mai (gọi là giáp đầu ngực). Cua bò ngang, thích nghi lối sống ở hang hốc. Trước khi lột xác, một con cua thường hấp thụ lượng canxi từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ.
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Cua thuộc lớp, ngành nào?
b. Tại sao vỏ của cua rất cứng cáp
c. Hiện nay, ở một số nhà hàng có món “cua lột”. Vậy cua lột là gì?
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Đặc điểm cấu tạo:
- Cơ thê trùng roi xanh là một tế bào có kích thước hiến vi (= 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài..
- Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng
Di chuyển bằng roi: Roi xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay về phía trước
Dinh dưỡng
- Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sông được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi á dị dưỡng).
- Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
Câu 2:
Đặc điểm chung của động vật
- Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn
Câu 3
Thủy tức, sứa, san hô đều có chung các đặc điểm của ngành Ruột khoang:
- Cơ thề có đối xứng tỏa tròn;
- Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;
- Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.
Câu 4:
Để chủ động phòng bệnh sán dây, ông A nên:
- Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
Câu 5:
Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường.
Câu 6:
a. Cua thuộc lớp Giáp xác, ngành Chân khớp
b. Vỏ cua cấu tạo bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ rất cứng cáp.
c. Cua lột là một thuật ngữ trong ẩm thực để chỉ những con cua đã lột xác (lột vỏ) tách đi bộ mai cũ và bộ mai mới vẫn còn mềm.
dapandethi.vn