Xin chào các em! Hôm nay, Dapandethi.vn xin được giới thiệu tới các em một bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh mới nhất năm học 2017-2018 hiện nay. Đây là một trong những bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh với nhiều câu hỏi hấp dẫn và kiến thức da dạng.

Bộ đề thi gồm 2 phần câu hỏi trắc nghiệm và tự luận dành cho các em học sinh tham khảo. Ngoài ra Đáp Án Đề Thi cũng cập nhật đáp án chi tiết để các em có thể tham khảo một cách chi tiết nhất và hiểu hơn về bộ đề thi học kì 1 lớp 9 này. Và sau đây là bộ đề thi và đáp án môn Sinh học kì 1 lớp 9 mới nhất hiện nay.

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh - Tam Đảo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM  (3,0 điểm)

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau (từ câu 1 đến câu 6)

Câu 1: Ở người gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt xanh. Mắt đen là trội hoàn toàn so với mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen như thế nào để chắc chắn con sinh ra toàn mắt đen?

  • A. Mẹ mắt đen (AA)  x  Bố mắt xanh (aa); 
  • B. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa)
  • C. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt xanh (aa);   
  • D. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa).

Câu 2: Kết thúc kì cuối của giảm phân I, số NST trong tế bào là?

  • A. 2n NST đơn;    
  • B. n NST đơn;        
  • C. 2n NSTkép;       
  • D. n NST kép.

Câu 3: Tính đa dạng và đặc thù của ADN do yếu tố nào quy định?

  • A. A + G = T + X;                            
  • B. Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử;
  • C. Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào;
  • D. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.

Câu 4: Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là:

  • A. Biến dị tổ hợp;    
  • B. Thường biến;    
  • C. Đột biến gen;     
  • D. Đột biến NST.

Câu 5: Đặc điểm của thực vật đa bội là :

  • A. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất.                       
  • B. Có cơ quan sinh dưỡng to nhiều hơn so với thể lưỡng bội.       
  • C. Tốc độ phát triển chậm.     
  • D. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.

Câu 6 : Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên :

  • A. Cặp NST tương đồng ;        
  • B. Các cặp gen tương phản ;         
  • C. Nhóm gen liên kết ;              
  • D. Nhóm gen độc lập.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm)

Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 8 (2,0 điểm)

Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người? Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 ?

Câu 9 (3,0 điểm)

a) ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào?  Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen -> ARN.

b) Một đoạn mạch mARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau:

                       G – U – X – G – U – U – A – A – X – X

Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn mẫu của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mARN đó?

Xem thêm: Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2017-2018

Đáp án đề kiểm tra kì 1 lớp 9 môn Sinh 2017 - 2018 Phòng GD Tam Đảo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

D

D

B

B

C

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

 

7

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtit. 1,0
- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.  

1,0

 

 

 

8

* Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

- Qua GP : Ở mẹ cho 1 loại trứng  22A+X

                   Ở bố cho 2 loại tinh trùng 22A +X  và 22A + Y

- Trong thụ tinh :

+ Nếu trứng 22A +X kết hợp với tinh trùng 22A +X thì tạo thành hợp tử

44A + XX phát triển thành con gái 

+ Nếu trứng 22A +X kết hợp với tinh trùng 22A +Y thì tạo thành hợp tử

44A + XY phát triển thành con trai

Lưu ý : nếu HS viết dưới dạng sơ đồ mà đúng vẫn cho điểm tối đa)

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

* Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 là do:

- Có 2 loại tinh trùng tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.

- Hợp tử có sức sống ngang nhau và số lượng cá thể thống kê đủ lớn.

 

0,5

 

0,5

 

9

a. - Nguyên tắc tổng hợp ARN:

+ Nguyên tắc khuôn mẫu: ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen.

+ Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A  -  U, T  -  A, G - X,  X - G).

 

0,5

 

0,5

- Mối quan hệ gen –> ARN:  trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên ARN. 1,0
b. Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn mẫu của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mARN đó:

                            X – A – G – X – A – A – T – T – G – G

 

 

1,0