Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Động vật khác thực vật ở đặc điểm nào sau đây ?

1. Có khả năng di chuyển

2. Có hệ thần kinh và giác quan

3. Tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể

4. Có cấu tạo từ tế bào

5. Không có thành xenlulôzơ ớ tế bào.

A. 1, 2, 3.                B. 2, 3, 4.

C. 1, 2, 5                 D. 3, 4, 5

2. Đặc điểm của giun tròn khác với giun dẹp là:

A.Có hậu môn

B. sống kí sinh

C. Cơ thể đa bào

D. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn trung gian

3. Cơ quan hô hấp của châu chấu là gì ?

A. Hệ thống ống khí

B. Hệ thống túi khí

C. Mang

D. Câu A và B đều đúng.

Câu 2. Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3…trong các câu sau:

Giáp xác rất..... (1)... sống ở môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh.

Các đại diện thường gặp như: tôm sông, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm... có tập

 

tính phong phú. Hầu hết giáp xác đều có lợi. Chúng là nguồn………      (2)…....của cá và là………...(3)………quan trọng của con người, là loại thuỷ sản……….(4)…………hàng đầu của nước ta hiện nay.

Câu 3. Nối một đại điện ở cột A vói các đặc điểm của nó ở cột B sao cho phù hợp rồi điền vào phần kết quả ở cột C

 

Các đại diện (A)

Kết qu (C)

Đặc điểm (B)

1. Ốc

1..........................

  1. Cấu tạo vỏ 3 lớp
  2. Cấu tạo vỏ một lớp đá vôi
  3. Có một chân
  4. Có nhiều tua
  5. Có nhiều giác bám
  6. Có nhiều lông trên tua miệng
  7. Có dạ dày, ruột, túi mực. Có hai mắt

2. Trai

2……………..

3. Mực

3         

II. T LUẬN (6 điểm)

Câu 1. So sánh sự khác biệt trong các đại diện của lớp Giáp xác, lớp Hình nhện, lớp Sâu bọ của chân khớp.

Câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đại diện ngành Giun đốt ? Vai trò thực tiễn của Giun đốt trong đời sống ?

Câu 3.

a. Trong các đại diện sau đây: Sán lá gan, sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, đỉa, rươi, giun đất cho biết loài nào có đời sống kí sinh?

b.  Đặc điểm nào cùng có ở giun kí sinh ?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1.

 

1

2

3

C

A

A

 

Câu 2.

(1) - đa dạng.                                             (2) - thức ăn.

(3) - thực phẩm,                                         (4) - xuất khẩu.

Câu 3.

1. a, c, i.                         2. a, c, g.              3. b, d, e, h, i.

II. T LUẬN (6 điểm)

Câu 1. So sánh sự khác biệt trong các đại diện của lớp Giáp xác, lớp Hình nhện, lớp Sâu bọ của chân khớp

* Giống nhau:

- Có bộ xương ngoài bằng kitin

- Cơ thể có phân đốt

- Chân phân đốt có khớp động

- Cấu tạo cơ quan miệng có nhiều phần phụ

- Thần kinh chuỗi với hạch não phát triển

- Xuất hiện cơ quan hô hấp đơn giản.

- Cơ thể phân đốt, đối xứng 2 bên

- Giác quan phát triển

- Cơ thể xoang (khoang cơ thể chính thúc)

- Di chuyển bằng cách uốn mình nhờ các chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.

 

* Khác nhau:

 

Lớp Giáp xác

Lớp Hình nhện

Lớp Sâu bọ

Giác quan

2 đôi râu

2 chân hàm 4 chân bò 2 kìm có nọc

Mắt đơn, kép.

Thính, khứu, xúc giác phát triển.

Chân khớp

Mỗi đốt mang 1 đôi chân.

4 đôi chân

3 đôi chân, 2 đôi cánh.

Hô hấp

Bằng mang

Phôi đơn giản

Bằng ống khí

Thần kinh

Dạng chuỗi hạch

Hệ thần kinh phát triển có dạng hạch não

Dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

* Vai trò thực tiễn của giun đốt trong đời sống:

- Làm thức ăn cho người: rươi,...

- Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, rươi_

- Làm cho đất trồng xốp, thoáng: giun đất,...

- Làm màu mỡ đất trồng: giun đất…

- Một số có hại cho động vật và người: đỉa, vắt...

Câu 3.

a. Sán lá gan, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, đỉa có đời sống kí sinh.

b, Đặc điểm chung có ở giun kí sinh:

- Cơ quan di chuyển (lông bơi, chi bên...) tiêu giảm.

- Các giác bám phát triển

- Cơ quan tiêu hoá có ruột, hầu, miệng phát triển mạnh, một số loài còn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể.

 dapandethi.vn