Đề bài
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công thức nào sau đây dùng để tính công suất của một vật
A. \(P = A.t\) B. \(P = \frac{t}{A}\)
C. \(P = F.S\) D. \(P = \frac{A}{t}\)
Câu 2: Môi trường nào không có nhiệt năng?
A. Môi trường rắn
B. Môi trường khí
C. Môi trường lỏng
D. Môi trường chân không
Câu 3: Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào?
A. Thế năng hấp dẫn
B. Thế năng đàn hổi
C. Động năng
D. Một loại năng lượng khác
Câu 4: Khi đun nóng một khối nước thì:
A. Thể tích của nước giảm
B. Khối lượng nước tăng
C. Nhiệt năng của nước tăng
D. Trọng lượng riêng của nước giảm
Câu 5: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: thép, đồng, thủy tinh, nhựa
A. Thép, đồng, nhựa, thủy tinh
B. Thép, đồng, thủy tinh, nhựa
C. Thủy tinh, thép, đồng, nhựa
D. Đồng, thép, thủy tinh, nhựa
Câu 6: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường nào?
A. Lỏng và khí B. Lỏng và rắn
C. Khí và rắn D. Rắn, lỏng, khí.
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 7: Một học sinh nói: “Một cốc nước ở nhiệt độ 300C có nhiệt năng nhỏ hơn một giọt nước ở nhiệt độ 900C”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Tại sao?
Câu 8:
Trong cốc nước đường có các phân tử đường và các phân tử nước. Hãy cho biết:
a) Các phân tử này có giống nhau không?
b) Vị trí các phân tử đường và nước trong cốc có xác định được không? Tại sao?
Câu 9:
a) Tính nhiệt lượng cần để đun sôi 0,8 kg nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
b) An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện một công 42 kJ trong 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM
1-D |
2-D |
3-C |
4-C |
5-D |
6-A |
Câu 1:
Phương pháp:
Công thức tính công suất là: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Cách giải:
Công thức tính công suất là: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Chọn D.
Câu 2:
Phương pháp:
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Cách giải:
Chân không không có vật chất nên không có nhiệt năng.
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp:
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Cách giải:
Viên bi đang lăn trên mặt đất tức là đang chuyển động nên nó có động năng.
Chọn C.
Câu 4:
Phương pháp:
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
+ Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Cách giải:
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Đun nóng khối nước thì thể tích nhiệt năng của nó tăng.
Chọn C.
Câu 5:
Phương pháp:
Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, sau đó đến chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn thì kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Cách giải:
Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, sau đó đến chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn thì kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Căn cứ vào bảng độ dẫn nhiệt sau:
Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, rồi đến thép, thủy tinh, cuối cùng là nhựa
Chọn D.
Câu 6:
Phương pháp:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Cách giải:
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường lỏng và khí.
Chọn A.
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 7:
Phương pháp:
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Cách giải:
Không thể nói “Một cốc nước ở nhiệt độ 300C có nhiệt năng nhỏ hơn một giọt nước ở nhiệt độ 900C”. Vì nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật và khối lượng của vật.
Câu 8:
Phương pháp:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Các chất khác nhau thì phân tử, nguyên tử của chúng khác nhau.
Cách giải:
a) Trong cốc nước đường có các phân tử đường và các phân tử nước, chúng là các phân tử khác nhau.
b) Vị trí các phân tử đường và nước trong cốc không xác định cụ thể được vì chúng chuyển động hỗn loạn không ngừng.
Câu 9:
Phương pháp:
a) Áp dụng công thức: \(Q{\rm{ }} = {\rm{ }}m.c.\Delta t\)
b) Để so sánh ai làm việc khỏe hơn cần so sánh công suất của hai người.
Áp dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Cách giải:
Tóm tắt:
a)\(m = 0,8kg;c = 4200J/kg;{t_0} = {20^0}C;\)
\({t_1} = {100^0}C\)
b)\({A_{An}} = 36kJ;{t_{An}} = 10ph = 600{\rm{s}};\)
\({A_B} = 42kJ;{t_B} = 14ph = 840s\)
Bài làm:
a) Nhiệt lượng cần để đun sôi 0,8 kg nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 200 C là:
\(Q = m.c.\Delta t = 0,8.4200.\left( {100 - 20} \right) \)
\(= 268\,800{\rm{ }}J\)
b) Công suất của An là:
\({P_{An}} = \dfrac{{{A_{An}}}}{{{t_{An}}}} = \dfrac{{36000}}{{600}} = 60{\rm{W}}\)
Công suất của Bình là :
\({P_{Binh}} = \dfrac{{{A_{Binh}}}}{{{t_{Binh}}}} = \dfrac{{42000}}{{840}} = 50{\rm{W}}\)
Vì công suất của An lớn hơn của Bình nên An làm việc khỏe hơn Bình.
Nguồn: sưu tầm
dapandethi.vn