Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Tình hình nổi bật của Liên Xô ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

A. chịu những tổn thất nặng nề.

C. thu được nhiều lợi nhuận.

B. bước ra với tư thế thua trận.

D. đứng đầu thế giới về kinh tế.

Câu 2. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

Câu 3. Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào?

A. Mĩ, Anh.                B. Mĩ, Liên Xô.

C. Anh, Pháp.            D. Liên Xô, Anh

Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc

A. khoa học kĩ thuật

B. chính trị.

C. tài chính.

D. công nghệ.

Câu 5. Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai thế hiện qua

A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.

B. Hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn

C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

D. Hiệp ước Vacsava.

Câu 6. Đặc điểm lớn hầu như bao trùm giai đoạn lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 là gì?

A. Thế giới phân chia hai phe: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. Phe tư bản chủ nghĩa chi phối tình hình toàn thế giới.

C. Phe xã hội chủ nghĩa chi phối tình hình thế giới.

D. Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ.

Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu hệ thống chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới?

A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)

B. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)

C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)

D. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu

Câu 8. Đâu là quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ?

A. Liên Xô                   B.

C. Trung Quốc             D. Ấn Độ

Câu 9. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

A. Sự bùng nổ dân số

B. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố

C. Ô nhiễm môi trường

D. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên

Câu 10. Thành tựu nào sau đây của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc?

A. Cuộc cách mạng chất xám.

B. Thế hệ máy tính điện tử mới.

C. Bản đồ gen người.

D. Tàu hỏa tốc độ cao.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu những nét nổi bật tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

Câu 2: (3 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm gì từ Nhật để áp dụng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

B

B

A

A

D

A

B

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 3.

Cách giải:

Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng, nhưng Liên Xô đã phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề:

- Hơn 27 triệu người chết.

- 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.

- Riêng lãnh thổ đất nước thuộc phần châu Âu gần như hoang tàn, đổ nát.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 4.

Cách giải:

Những thành tựu Khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt được từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm:

- Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

- Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

- Năm 1961, phòng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trị Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 6.

Cách giải:

Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc là Mĩ và Liên Xô.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 40.

Cách giải:

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cương quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận và chịu lệ thuộc vào Mĩ về an ninh và chính trị. Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 52.

Cách giải:

Đặc điểm lớn hầu như bao trùm cả giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 2000 là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 52.

Cách giải:

- Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới.

- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.

- Thắng lợi của cách mạng Cuba giúp mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ Latinh.

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 49, suy luận.

Cách giải:

Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình trạng bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.

Cách giải:

Trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc, cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã chế tạo ra những máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk trang 21

Cách giải:

- Trước năm 1945 các nước Đông Nam Á, trừ Thái Lan đều là thuộc địa của thực dân phương Tây

- Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. Các sự kiện tiêu biểu:

+ Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành  chính quyền như Indonexia, Việt Nam, Lào từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1945

+ Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khhu vực đã giành được độc lập

+ Từ những năm 1950, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của Mĩ

+ Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954), nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào giải phóng dân tộc đối với Đông Nam Á

+ Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 20 năm (1954 – 1975)

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 38, liên hệ

Cách giải:

* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản những năm 70

- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trong tiết kiệm

* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp

- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước và đảm bảo chất lượng nguồn lao động trong quá trình hội nhập

- Nhà nước luôn linh hoạt, mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ đề ra chiến lược phát triển

Nguồn: Sưu tầm

dapandethi.vn