Đề bài
Câu 1: Những đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt khỉ và vượn là gì ?
A. Khỉ có chỉ lộng lớn, túi má lớn, đuôi dài.
B. Vượn có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi.
C. Khỉ có đuôi, không có túi má
D. Cả A và B
Câu 2: Lớp mỡ dưới da cá voi rất dày có tác dụng
A. chống rét cho cá voi.
B. như một chiếc phao bơi làm cho cơ thể cá dễ nổi.
C. năng lượng để cá dùng trong mùa khan hiếm thức ăn
D. bảo vệ cho nội quan khi bơi.
Câu 3: Đâu là loài Khủng long hung dữ nhất thời đại Khủng long?
A. Khủng long Sấm
B. Khủng long cổ dài
C. Khủng long bạo chúa
D. Khủng long cánh
Câu 4: Ở trong não thỏ, những phần nào phát triển ?
A. Bán cầu đại não và tiểu não.
B. Hành tuỷ và tuỷ sống.
C. Não giữa và hành tuỷ.
D. Não giữa và tuỷ sống.
Câu 5: Nhóm thú nào thuộc bộ guốc chẵn:
A. lợn, bò, tê giác B. bò, lợn, ngựa
C. lợn, bò, nai D. trâu, voi, hươu
Câu 6: Con sơ sinh của loài nào sau đây rất nhỏ cần được nuôi trong túi da ở bụng con mẹ
A. Thú mỏ vịt B. Kanguru
C. Cá heo D. Cá voi xanh
Câu 7: Máu trong tâm thất của thằn lằn là máu
A. Máu giàu oxi
B. Máu giàu cacbonic
C. Máu giàu máu đỏ tươi
D. Máu pha
Câu 8: Di chuyển của ếch đồng là:
A. nhảy và lặn B. nhảy và bơi
C. Bơi và đi D. nhảy và đi
Câu 9: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư?
A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 10: Trong các đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài của ếch đồng, có bao nhiêu đặc điểm chứng minh ếch thích nghi với đời sống dưới nước?
1. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
2. Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
3. Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí
4. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tại có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.
5. Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
6. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
A. 4 B. 3
C. 5 D. 2
Câu 11: Trong các đặc điểm sau đây của thằn lằn, đặc điểm để nước mắt để màng mắt không bị khô ?
A. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
B. Có cổ dài
C. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
D. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
Câu 12: Diều ở chim bồ câu có vai trò gì?
1. Dự trữ thức ăn.
2. Tiết sữa diều nuôi chim non.
3. Làm thức ăn mềm ra.
4. Là nơi tiêu hoá một phần thức ăn.
Số ý đúng là
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 13: Lông của loài nào sau đây được sử dụng làm chăn, đệm?
A. Gà B. Công
C. Ngỗng D. Thiên nga
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Là động vật hằng nhiệt
B. Thụ tinh trong
C. Chim trống không có cơ quan giao phối.
D. Đẻ con
Câu 15: Tập tính tự vệ của cóc tía, nhái bầu khi gặp kẻ thù là:
A. dọa nạt B. ẩn nấp
C. giả chết D. trốn chạy
Câu 16: Tim của cá sấu có:
A. 3 ngăn B. 4 ngăn
C. 1 ngăn D. 2 ngăn
Câu 17: Đặc điểm của nhóm Chim bay là gì?
A. Thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.
B. Đi lại vụng về trên cạn.
C. Có thể thích nghi với lối sống đặc biệt như bơi lội, ăn thịt.
D. Thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc.
Câu 18: Loài nào sau đây không thuộc lớp cá.
A. Cá quả (có lóc). B. Cá đuối.
C. Cá trê. D. Cá heo.
Câu 19: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?
A. Chim, thú, bò sát.
B. Thú, cá, lưỡng cư.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát.
D. Lưỡng cư, cá, chim.
Câu 20: Ở Việt Nam lưỡng cư phân làm mấy bộ?
A. một bộ B. hai bộ
C. ba bộ D. bốn bộ
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.D |
2.A |
3.C |
4.A |
5.C |
6.B |
7.D |
8.B |
9.A |
10.B |
11.C |
12.C |
13.C |
14.D |
15.C |
16.B |
17.C |
18.D |
19.C |
20.C |
Câu 1 (TH):
+ Khỉ có chỉ lộng lớn, túi má lớn, đuôi dài.
+ Vượn có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi.
Chọn D
Câu 2 (TH):
Lớp mỡ dưới da cá voi rất dày có tác dụng giữ thân nhiệt ổn định, chống rét cho cá voi.
Chọn A
Câu 3 (NB):
Khủng long bạo chúa là loài Khủng long hung dữ nhất thời đại Khủng long.
Chọn C
Câu 4 (NB):
Các phần của não rất phát triển, đặc biệt là bán cầu não (trung ương của các phản xạ phức tạp) và tiểu não (liên quan tới các cử động phức tạp ở thỏ).
Chọn A
Câu 5 (NB):
Nhóm thú thuộc bộ guốc chẵn là lợn, bò, nai.
Chọn C
Câu 6 (TH):
Kanguru con có kích thước rất nhỏ, được nuôi trong túi da dưới bụng.
Chọn B
Câu 7 (NB):
Ở tâm thất của thằn lằn có vách ngăn hụt, máu giàu oxi và giàu CO2 sẽ trộn vào nhau (máu pha).
Chọn D
Câu 8 (NB):
Ếch đồng có 2 cách di chuyển
+ Trên cạn: Nhảy
+ Dưới nước: Bơi
Chọn B
Câu 9 (TH):
Lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn (hệ tuần hoàn kép), tim có 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Chọn A
Câu 10 (VD):
Cấu tạo ngoài: Ếch có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước:
Thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Di chuyển nhờ bốn chi có ngón.
+ Hô hấp qua da và phổi.
+ Mắt có mi, tai có màng nhĩ.
Thích nghi với đời sống ở nước:
+ Đầu dẹp khớp với thân thành 1 khối rẽ nước khi bơi.
+ Chi sau có màng bơi.
+ Da tiết chất nhày làm giảm ma sát khi bơi.
Chọn B
Câu 11 (TH):
Mắt có mi cử động, có nước mắt giúp cho màng mắt không bị khô.
Chọn C
Câu 12 (TH):
Diều ở chim bồ câu có vai trò:
1. Dự trữ thức ăn.
2. Tiết sữa diều nuôi chim non.
3. Làm thức ăn mềm ra.
Chọn C
Câu 13 (NB):
Lông của ngỗng, vịt, ngan thường được dùng làm đệm, chăn, gối, áo vì chúng giữ nhiệt tốt.
Chọn C
Câu 14 (NB):
Phát biểu sai là D, chim bồ câu đẻ trứng và ấp trứng đến khi trứng nở.
Chọn D
Câu 15 (NB):
Tập tính tự vệ của cóc tía, nhái bầu khi gặp kẻ thù là: giả chết
Chọn C
Câu 16 (NB):
Tim của cá sấu có 4 ngăn.
Chọn B
Câu 17 (NB):
Chim bay có đặc điểm: Có thể thích nghi với lối sống đặc biệt như bơi lội, ăn thịt.
Chọn C
Câu 18 (NB):
Cá heo thuộc lớp Thú, không thuộc lớp Cá.
Chọn D
Câu 19 (TH):
Chim và thú là động vật hằng nhiệt.
Cá, lưỡng cư, bò sát là động vật biến nhiệt, đẻ trứng.
Chọn C
Câu 20 (NB):
Ở Việt Nam lưỡng cư phân làm 3 bộ:
+ Bộ Không đuôi : Ếch
+ Bộ Có đuôi: Cá cóc Tam đảo
+ Bộ Không chân: Ếch giun
Chọn C
dapandethi.vn