Đề bài
Mỗi câu 1 điểm (viết phương trình hóa học để giải thích sự lựa chọn ở các câu 2, 5, 7, 9)
Câu 1: Số công thức cấu tạo có thể có của các chất có cùng công thức phân tử C3H8O
A.3 B.1
C.3 D.4
Câu 2: Thể tích khí oxi (đktc) cần để đốt cháy hết 3,2 gam CH4O là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A.3,36 lít B.5,6 lít
C.4,48 lít D.10,08 lít
Câu 3: Trong các chất sau: (1)CH2OH – CHO, (2) CH2OH – CH2OH, (3) CH3 – COOH. Chất có khả năng làm quỳ tím ướt hóa đỏ là:
A.(1), (2), (3) B.(1), (2)
C.(1), (3) D.(3)
Câu 4: Cho natri vào dung dịch rượu etylic 500 có pha phenolphtalein.
Hiện tượng quan sát được là:
A.Na vo tròn, chạy trên bề mặt dung dịch, dung dịch có màu hồng.
B.Na chìm trong dung dịch, sủi bọt mạnh, dung dịch có màu hồng.
C.Na vo tròn, chạy trên bề mặt dung dịch, dung dịch có màu xanh.
D.Na cháy cho ngọn lửa màu vàng, dung dịch không màu.
Câu 5: Đốt a mol C2H5OH cần y mol O2, cũng đốt x mol CH3COOH cần z mol O2. Biểu thức liên hệ giữa y và z là:
\(\eqalign{ & A.y = z \cr & B.y = 2z \cr & C.y = {2 \over 3}z \cr & D.y = {3 \over 2}z \cr} \)
Câu 6: Lắc nhẹ một hỗn hợp gồm benzen, rượu etylic, quỳ tím, để yên một thời gian người ta thấy:
A.dung dịch đồng nhất, không màu
B.dung dịch phân lớp, lớp trên không màu, lớp dưới có màu đỏ.
C.dung dịch phân lớp, lớp trên có màu đỏ, lớp dưới không màu.
D.dung dịch đồng nhất, có màu tím.
Câu 7: Số sản phẩm tạo thành (không kể H2O) khi cho dung dịch axit axetic lần lượt tác dụng với: NaOH, CuO, NaHCO3, Ag, Mg là:
A.4 B.5
C.6 D.7
Câu 8: Biết dung dịch axit axetic có tính aaxxit yếu hơn dung dịch axit clohidric nhưng mạnh hơn axit cacbonic, phản ứng nào sau đây không xảy ra?
\(\eqalign{ & A.C{H_3}COOH + NaCl \to C{H_3}COONa + HCl \cr & B.C{H_3}COOH + N{a_2}C{O_3} \to NaHC{O_3} + C{H_3}COONa \cr & C.HCl + N{a_2}C{O_3} \to NaHC{O_3} + NaCl \cr & D.C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to C{H_3}COONa + C{O_2} + {H_2}O \cr} \)
Câu 9: Một chất hữu cơ có công thức chung CnH2n+1COOH khi đốt cháy cho sản phẩm là CO2 và H2O. Tỉ lệ số mol của CO2 và H2O lần lượt là:
A.1:1 B.1:2
C.1: (2n+1) D.(2n + 1) : n
Câu 10: Cho 200 gam dung dịch CH3COOH 6% tác dụng hết với Mg. Thể tích khí H2 thoát ra là (đktc, C = 12, O = 16, H = 1).
A.1,12 lít B.2,24 lít
C.3,36 lít D.4,48 lít.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
C |
D |
A |
D |
D |
B |
A |
A |
B |
2.Lời giải
Câu 1: (C)
Các công thức cấu tạo của C3H8O
CH3 – CH2- CH2OH, CH3-CHOH-CH3, CH3-CH2-O-CH3.
Câu 2: (C)
Thể tích khí oxi (đktc): CH4O + 2O2 \(\to\) CO2 + 2H2O (t0)
\({n_{C{H_4}O}} = \dfrac{{3,2}}{{32}} = 0,1mol\)
\(\Rightarrow {V_{{O_2}}} = 0,1.2.22,4 = 4,48lit\)
Câu 3: (D)
Chỉ có CH3 – COOH là có nhóm axit – COOH.
Câu 4: (A)
Dung dịch rượu etylic 500 tức có nước. Natri tác dụng với nước tạo ra NaOH làm phenolphtalein có màu hồng. Na tác dụng với rượu và nước tỏa nhiệt làm Na nóng chảy vo tròn, nhẹ hơn nước nên nổi trên bề mặt dung dịch.
Câu 5: (D)
\(\eqalign{ & {C_2}{H_5}OH + 3{O_2} \to 2C{O_2} + 3{H_2}O({t^0}) \cr & C{H_3}COOH + 2{O_2} \to 2C{O_2} + 2{H_2}O \cr & \Rightarrow {y \over 3} = {z \over 2} \cr} \)
Câu 6: (D)
Quỳ tím, benzen, rượu etylic tạo hỗn hợp đồng nhất và không đổi màu của quỳ tím.
Câu 7: (B)
CH3COOH tác dụng với: NaOH, CuO, NaHCO3, Mg cho CH3COONa, (CH3COO)2Cu, (CH3COO)2Mg, CO2, H2.
Câu 8: (A)
CH3COOH không tác dụng với NaCl
Câu 9: (A)
\({C_n}{H_{2n + 1}}COOH + {{3n + 1} \over 2}{O_2} \to (n + 1)C{O_2} + (n + 1){H_2}O\)
Tỉ lệ số mol của CO2 và H2O là 1: 1
Câu 10: (B)
\(\eqalign{ & {m_{C{H_3}COOH}} = {{200.6} \over {100}} = 12gam. \cr & \Rightarrow {n_{C{H_3}COOH}} = {{12} \over {60}} = 0,2mol \cr & 2C{H_3}COOH + Mg \to {(C{H_3}COO)_2}Mg + {H_2} \cr} \)
Vậy số mol của H2 \(= 0,1\) mol.
Thể tích khí H2 thoát ra (đktc): \(0,1.22,4 = 2,24\) lít.
dapandethi.vn