Đề bài
I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Số chất khí tạo ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Fe, Na2CO3, NaHCO3, FeO, Na2SO3 là:
A.2 B.3
C.4 D.5.
Câu 2: Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: BaCl2, NaHCO3, BaSO3. Thuốc thử dùng để nhận biết cả 3 chất là:
A.dung dịch HCl
B.dung dịch NaOH.
C.dung dịch Na2CO3
D.dung dịch H2SO4
Câu 3: Khi so sánh tính chất 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng, một học sinh cho kết luận như sau:
|
|
Dung dịch HCl |
Dung dịch H2SO4 loãng |
1 |
Cu |
- |
+ |
2 |
MgO |
+ |
- |
3 |
Na2CO3 |
- |
+ |
4 |
BaCl2 |
- |
\( \downarrow \) |
Trong đó: dấu - không phản ứng, dấu + có phản ứng, dấu \( \downarrow \) tạo kết tủa trắng.
Các kết luận sai là:
A.1, 2, 3. B.2, 3, 4.
C.1, 2, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 4: Để phân biệt 4 lọ mỗi lọ đựng một trong các dung dịch: HCl, NaCl, Na2SO4, H2SO4 người ta có thể sử dụng:
A. quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2.
B. phenolphtalein và dung dịch BaCl2.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. sắt.
Câu 5: Trộn 600ml dung dịch NaCl 1M với 400ml dung dịch NaCl 2M. Nồng độ của dung dịch NaCl thu được là:
A.1,5M B. 1,4M
C. 1,3M D. 1,6M.
Câu 6: Từ Cu, CuCO3 và dung dịch H2SO4 người ta có thể điều chế được khí nào trong các khí sau: H2, SO2, CO2, O2?
A. H2, SO2, CO2
B. H2, CO2, O2
C. H2, SO2, O2
D. SO2, CO2
Câu 7: Đơn chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nung nóng sản phẩm phản ứng chỉ gồm một chất khí và hơi nước?
A.Cacbon. B. Nhôm.
C. Đồng. D. Lưu huỳnh.
Câu 8: Cho dãy khí sau: H2, SO2, CO2, O2, CO, NO. Khí không có khả năng làm đục nước vôi trong là:
A. SO2, CO2, O2, CO.
B. H2, SO2, CO2, O2
C. H2, O2, CO, NO
D. SO2, CO2, CO.
II.Tự luận (6 điểm)
Câu 9 (2 điểm): Cho các chất: SO2, CO2, Cu, MgO, Mg, H2O. Chọn chất thích hợp để điền vào chỗ trống trong các sơ đồ sau:
\(\eqalign{ & 1.{H_2}S{O_4} + N{a_2}S{O_3} \to N{a_2}S{O_4} + .... + .... \cr & 2....... + ........ \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} {H_2}S{O_3} \cr & 3.HCl + ...... \to MgC{l_2} + {H_2}O \cr & 4........ + AgN{O_3} \to Ag + Cu{(N{O_3})_2} \cr} \)
Câu 10 (2 điểm): Nêu nhưng tính chất hóa học giống nhau và khác nhau của bazo tan và bazo không tan. Minh học bằng các phương trình hóa học.
Câu 11 (2 điểm): Xác định công thức phân tử của hợp chất có thành ohaanf khối lượng như sau: H = 3,7%, P = 37,8%, O = 58,5% (Cho H = 1, P = 31, O = 16).
Lời giải chi tiết
1.Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
D |
A |
A |
B |
D |
D |
C |
2.Lời giải:
I.Trắc nghiệm (4 điểm mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: (B)
Phương trình hóa học:
\(\eqalign{ & Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow \cr & N{a_2}C{O_3} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O \cr & 2NaHC{O_3} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2C{O_2} \uparrow + {H_2}O \cr & N{a_2}S{O_3} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + S{O_2} \uparrow + {H_2}O. \cr} \)
Câu 2: (D)
\(\eqalign{ & {H_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2HCl \cr & BaS{O_3} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow + S{O_2} \uparrow + {H_2}O. \cr & 2NaHC{O_3} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2C{O_2} \uparrow + {H_2}O. \cr} \)
BaSO4 kết tủ trắng, khí bay ra tạo hiện tượng sủi bọt.
Câu 3: (A)
1,2,3. Sai vì:
Cu không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
MgO tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.
Na2CO3 tác dụng được với dung dịch HCl.
Câu 4: (A)
Quỳ tím và dung dịch BaCl2.
Các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là: HCl, H2SO4.
Dùng baCl2 nhận ra H2SO4.
\({H_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2HCl.\)
Các dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4.
Dùng BaCl2 nhận ra được Na2SO4.
\(N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl.\)
Câu 5: (B)
nNaCl = 0.6 + 0,8 = 1,4 mol.
\(\Rightarrow \) Nồng độ mol/lít dung dịch NaCl = 1,4M.
Câu 6: (D)
\(\eqalign{ & Cu + 2{H_2}S{O_4}\text{đặc} \to CuS{O_4} + S{O_2} \uparrow + {H_2}O \cr & CuC{O_3} + 2{H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O. \cr} \)
Câu 7: (D)
\(S + 2{H_2}S{O_4}\text{đặc} \to 3S{O_2} \uparrow + 2{H_2}O.\)
Câu 8: (C)
H2, O2, CO, NO. Chỉ có SO2, CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra chất không tan, nên làm nước vôi trong hóa đục.
\(\eqalign{ & S{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaS{O_3} + {H_2}O \cr & C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O. \cr} \)
II.Tự luận (6 điểm)
Câu 9:
Viết đúng mỗi phương trình 0,5 điểm.
\(1.{{H}_{2}}S{{O}_{4}}+N{{a}_{2}}S{{O}_{3}}\to N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}+S{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\)
\(2.S{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\rightleftarrows {{H}_{2}}S{{O}_{3}}\)
\(3.HCl+MgO\to MgC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O\)
\(4.Cu+2AgN{{O}_{3}}\to Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}+2Ag\)
Câu 10:
Tính chất hóa học giống nhau và khác nhau của một bazo tan và bazo không tan, minh họa bằng các phương trình hóa học.
Giống nhau (1 điểm): cả 2 đều tác dụng được với dung dịch axit tạo muối và nước.
Ví dụ:
\(\eqalign{ & NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O \cr & Mg{(OH)_2} + 2HCl \to MgC{l_2} + 2{H_2}O \cr} \)
Khác nhau (1 điểm): Bazo tan làm đổi màu các chất chỉ thị (quỳ tím, phenolphtalein), tác dụng với các dung dịch muối mà sản phẩm là chất không tan.
Ví dụ: \(2NaOH + MgC{l_2} \to Mg{(OH)_2} \downarrow + 2NaCl.\)
Câu 11:
Xác định công thức phân tử của hợp chất có thành phần khối lượng như sau: H = 3,7%, P = 37,8%, O = 58,5%.
Đặt công thức phân tử là HxPyOz
Ta có: \(x:y:z = \dfrac{{3,7}}{1}:\dfrac{{37,8}}{{31}}:\dfrac{{58,5}}{{16}} \)\(\;= 3,7:1,22:3,65 = 3:1:3\)
Vậy công thức phân tử là: H3PO3.
dapandethi.vn