Đề bài
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia làm 2 nhóm động vật là:
A. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.
B. Nhóm động vật kị sáng và nhóm động vật kị tối.
C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật kị tối
D. Nhóm động vật ưa tối và nhóm động vật ưa bóng.
2. Quan hệ nào sau đây được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài?
A. Hổ đuổi bắt và ăn thịt nai
B. Cỏ dại và lúa tranh nhau nguồn khoáng và ánh sáng
C. Nấm và tảo sống với nhau tạo thành địa y
D. Giun đũa sống trong ruột người.
3. Yếu tố nào dưới đây được xem là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng, khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm
B. Con người và các dạng sinh vật khác
C. Chế độ khí hậu, nước và ánh sáng
D. Ánh sáng và tất cả các sinh vật
4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về quần xã sinh vật?
A. Tập hợp các sinh vật cùng loài
B. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài
C. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài
D. Tập hợp toàn bộ các loài sinh vật trong tự nhiên
5. Cá ép và rùa biên có moi quan hệ:
A. kí sinh
B. Cạnh tranh
C. Hội sinh
D. Cộng sinh
Câu 2 . Đánh dấu × vào ô □ chỉ câu đúng:
□ 1. Phi lao ở ven biển sống chụm thành nhóm có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước, hạn chế sức thổi của gió nên cây không bị đổ
□ 2. Chó sói sống thành bầy đàn giúp chúng tìm kiếm thức ăn nhiều hơn, phát hiện kẻ thù sớm hơn và tự vệ tốt hơn
□ 3. Khi số lượng cá thể quá đông thì có hiện tượng tách bầy làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
II. tự luận: (6 điểm)
Câu 1. Trình bày khái niệm về giới hạn sinh thái. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2 . Dựa trên yếu tố nhiệt độ và độ ẩm, người ta phân chia các nhóm sinh vật như thế nào?
Câu 3 . Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau: khí hậu, kí sinh, cộng sinh, gỗ mục, thảm lá khô, sân băt động vật, độ trũng, chặt phá rừng, trồng cây, hái lượm, động vật, vi sinh vật theo từng nhóm nhân tố sinh thái.
- Nhóm nhân tố vô sinh: …………………
- Nhóm nhân tố con người: …………………
- Nhóm nhân tố các sinh vật khác: ……………
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1 .
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
B |
C |
C |
Câu 2. Câu đúng: 1, 2
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1. * Khái niệm giới hạn sinh thái:
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định; nếu vượt ra ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ chết. Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng riêng dối với một nhân tố sinh thái.
* Ví dụ: cá rô phi Việt Nam sống được trong môi trường nước có nhiệt độ từ 5°C - 42°C và sinh trưởng tốt nhất ở 30°C. Dưới 5°C và trên 42°C thì cá sẽ chết.
- Mức 5°C được gọi là giới hạn dưới về nhiệt độ đối với cá rô phi Việt Nam.
- Mức 42°C được gọi là giới hạn trên về nhiệt độ đối với cá rô phi Việt Nam.
- Mức 30°C được gọi là điểm cực thuận về nhiệt độ đối với cá rô phi Việt Nam.
- Khoảng nhiệt độ từ 5°C - 42°C là giới hạn sinh thái hay giới hạn chịu đựng với nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam.
Câu 2 . * Dựa trên yếu tố nhiệt độ: chia sinh vật thành 2 nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt: là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt: là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
* Dựa trên yếu tố độ âm:
- Ở thực vật chia thành 2 nhóm là thực vật ưa ẩm như: thài lài, sen, súng, rau muống,... và thực vật chịu hạn như: phi lao, xương rồng, cỏ lạc đà,...
- Động vật được chia thành 2 nhóm: động vật ưa ẩm: cá, ếch nhái,…. và động vật ưa khô như lạc đà, thằn lằn, chuột nhảy,...
Câu 3 .
- Nhóm nhân tố vô sinh: khí hậu, gỗ mục, thảm lá khô, độ trũng
- Nhóm nhân tố con người: chặt phá rừng, săn bắt động vật, trồng cây, hái lượm
- Nhóm nhân tố các sinh vật khác: động vật, vi sinh vật, kí sinh, cộng sinh
dapandethi.vn