Đề bài

Câu 1 (1 điểm): Trong phòng thí nghiệm bình đựng Na2O thường xuất hiện chất rắn xốp phủ ngoài. Hiện tượng đó xảy ra là do trong không khí có:

A. khí CO2.                       

B. hơi H2O

C. khí O2.                         

D. hơi H2O và khí CO2.

Câu 2 (1 điểm): Khi số mol NaOH bé hơn số mol CO2 thì sản phẩm thu được sau phản ứng giữa NaOH và CO2 là:

A. NaHCO3.                                       

B. Na2CO3 và NaOH (dư).

C. Na2CO3 và NaHCO3.                    

D. Na2CO3.

Câu 3 (1 điểm): Để điều chế CaO từ CaCO3 người ta:

A. nhiệt phân CaCO3                          

B. cho CaCO3 tác dụng với oxi.

C. hòa tan CaCO3 vào nước.             

D. nung CaCO3 với than.

Câu 4 (1 điểm): Biết CuO có màu đen, dung dịch CuSO4 có màu xanh. Hiện tượng nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng CuO với H2SO4 đã xảy ra?

A. Dung dịch sủi bọt.

B. Màu xanh của dung dịch phai dần.

C. Chất rắn (màu đen) tan dần, dung dịch có màu xanh.

D. Tỏa nhiệt mạnh.

Câu 5 (1 điểm): Trộn các dung dịch: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4, BaCl2 lần lượt theo từng cặp. Số sản phẩm tạo ra không tan trong nước là:

A.1                              B.2

C.3                               D.4.

Câu 6 (2 điểm): Dung dịch X tác dụng với dung dịch Y đều tạo ra NaCl, X và Y có thể là:

A. a)HCl + NaHCO3   b)MgCl2 + NaNO3

B. a) HCl + NaOH      b)HCl + NaHCO3.

C. a) HCl + Na2CO3   b)CaCl2 + NaNO3.

D. a) CuCl2 + NaOH  b) Hcl + NaNO3.

Câu 7 (1 điểm): Khí CO tác dụng với chất nào trong số các chất sau?

A. O2                        B.CO2

C. Na2O                    D.CaO.

Câu 8 (2 điểm): Tỉ lệ % (theo khối lượng) của N trong hợp chất CO(NH2)2 là:

(N = 14, H = 1, O = 16).

A.35%                        B.21%

C.46%                        D.64%.

Lời giải chi tiết

1.Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

A

C

B

B

A

C

2.Lời giải:

Câu 1: (D)

Do có các phản ứng:

\(\eqalign{  & N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH  \cr  & C{O_2} + N{a_2}O \to N{a_2}C{O_3}  \cr  & C{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O  \cr  & C{O_2} + NaOH \to NaHC{O_3} + {H_2}O. \cr} \)

Câu 2: (A)

\(C{O_2} + NaOH \to NaHC{O_3} + {H_2}O.\)

Câu 3: (A)

Khi tác dụng với dung dịch HCl (dư) không có hiện tượng sủi bọt tức CaCO3 hết.

Vậy phản ứng phân hủy CaCO3 xảy ra hoàn toàn.

Câu 4: (C)

\(CuO + {H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + {H_2}O.\)

Câu 5: (B) BaSO4, BaCO3.

Câu 6: (B)

\(\eqalign{  & a)HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O  \cr  & b)HCl + NaHC{O_3} \to NaCl + C{O_2} + {H_2}O  \cr  & c)CaC{l_2} + N{a_2}C{O_3} \to 2NaCl + CaC{O_3}. \cr} \)

Câu 7: (A)

\(2CO + {O_2} \to 2C{O_2}({t^0}).\)

Câu 8: (C)

Tỉ lệ % (theo khối lượng) của nito là: \(  {{28} \over {60}}.100\%  = 46\% .\)

dapandethi.vn