Đề bài

Câu 1. (2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm chung của lớp bò sát ?

1. Da khô có vảy sừng bao bọc, cổ dài

2. Hô hấp bằng phổi, tim ba ngăn, có vách hụt ngăn tâm thất.

3. Màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có ngón và vuốt

4. Máu nuôi cơ thể là máu pha.

5. Thụ tinh ngoài, không có cơ quan giao phối

6. Là động vật hằng nhiệt

7. Trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc.

A. 1, 2, 3, 4. 5,            B. 3, 4, 5, 6, 7.

C. 1, 2, 3, 4, 7,            D. 2, 3, 4, 5, 7,

2. Loài nào sau đây trong lớp chim chuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịt?

A. Vịt trời               B. Gà rừng

C. Chim cắt             D. Cú lợn

Câu 2. (1,5 điểm) Hãy xếp các cặp ý tương ứng giữa các bộ và đại diện của chúng trong bảng sau:

Bộ

Đại diện

1. Lưỡng cư có đuôi

A. Ếch giun

2. Lưỡng cư không đuôi

B. Cá cóc Tam Đảo

3. Lưỡng cư không chân

C. Cóc nhà

Trả lời: 1............ 2................ 3..............

Câu 3. (1,5 điểm) Lựa chọn những từ sau: động vật, môi trường, sâu bọ điền vào chỗ trống cho phù hợp:

1. Đại bộ phận bò sát có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt   có hại như

đa số thằn lằn, gặm nhấm (chuột) như đa số rắn.

2. Lớp lưỡng cư bao gồm những......... như ếch, nhái, ngoé, chẫu chàng,

cóc…có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn

3. Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ...... thay

đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.

Câu 4. (3 điểm) Nêu rõ sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn (bò sát) so với bộ xương ếch.

Câu 5. (2 điểm) So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

1

2

C

C

 

Câu 2.                           

1.B                                 2.C                      3.A

Câu 3.

1.sâu bọ,                        2. động vật.   3. môi trường

Câu 4. Sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn (bò sát) so với bộ xương ếch:

- Đốt sống cổ thằn lằn nhiều nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng

- Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lông ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp

- Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.

Câu 5. So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

Kiểu bay vỗ cánh

Kiểu bay lượn

- Cánh đập liên tục

- Cánh đập chậm rãi và không liên tục

- Cánh dang rộng mà không đập

- Sự bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.

 dapandethi.vn