Đề bài

A.TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng?

A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.

Câu 2. Đơn vị đo áp suất là:

A. (N)                   B. (m\(^2\) )                  

C. (Pa)                 D. (Kg/m\(^3\) )

Câu 3. Gọi h là chiều cao tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm cần tính áp suất; D và d lần lượt là khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng. Biểu thức tính áp suất có dạng

A . p = \({D \over h}\)  .         B. p = Dh.                

C. p =\({d \over h}\)               D. p = dh.

Câu 4.Một bể cá chứa nước đến độ sâu 20cm. Khi chưa có cá trong bể, áp suất do nước ở đáy bể bằng p\(_1\) . Khi thả cá vào và vẫn giữ cho mực nước không thay đổi, áp suất do nước ở đáy bể bằng p\(_2\) . Trọng lượng riêng của nước và của cá được xem là bằng nhau.

A. P\(_1\)  > P\(_2\)    

B. P\(_1\) = P\(_2\)         

C. P\(_1\) < P\(_2\)  

D. P\(_2\)  có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn P\(_1\) tùy thuộc vào khối lượng của cá được thả vào bể.

Câu 5. Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, sở đĩ cột thuỷ ngân không tụt xuống vì:

A. do ma sát của thuỷ ngân với thành ống.

B. do thuỷ ngân là chất lỏng đặc và sệt.

C. do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt thoáng của thuỷ ngân nằm trong chậu.

D. Tất cả các lí do trên.

B. TỰ LUẬN

Câu 6. Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh. Diện tích của mũ đinh là 0,5cm\(^2\) , của đầu đinh là 0,1 mm\(^2\) . Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường.

Câu 7. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m\(^2\) . Diện tích của các bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m\(^2\) . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

C

D

B

C

Câu 6. Áp suất của tay tác dụng lên mũ đinh:

\(P_1  = 40 : 0,00005 = 800000 \;(N/m^2)\) 

Áp suất của mũi đinh tác dụng lên gỗ :

\(P_2  = 40 : 0,0000001 = 400000000 \)\(\;(N/m^2)\)

Câu 7. Trọng lượng của người:

\(P = p.S= 1700.0,03 = 510\;N.\)

Khối lượng của người:

\(m = 510 : 10 = 51\; kg.\)

dapandethi.vn