Đề bài
Câu 1. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng
\({N_2}\left( k \right) + 3{H_2}\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\left( k \right){\rm{ }}\Delta {\rm{H < 0}}\)
Nồng độ của NH3 sẽ tăng lên khi
A.giảm nồng độ của N2.
B.tăng nhiệt độ lên rất cao.
C.tăng nồng độ của H2.
D.giảm áp suất.
Câu 2. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, khi áp suất chung của hệ tăng thì
A.cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
B.cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
C.cân bằng không chuyển dịch.
D.cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra số mol khí nhỏ hơn.
Câu 3. Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng sau:
\({H_2}\left( k \right) + {F_2}\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HF\left( k \right){\rm{ }}\Delta H < 0\)
Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
A.Thay đổi áp suất.
B.Thay đổi nồng độ khí H2 và F2.
C.Thay đổi nhiệt độ.
D.Thay đổi nồng độ khí HF.
Câu 4. Cho phản ứng:
\({N_2}\left( k \right) + 3{H_2}\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\left( k \right){\rm{ }}\Delta H < 0\)
Yếu tố nào không ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên?
A.Áp suất. B.Nhiệt độ.
C.Nồng độ. D.Chất xúc tác.
Câu 5. Cho các cân bằng sau:
\(\eqalign{ & \left( 1 \right)2S{O_2}\left( k \right) + {O_2}\left( k \right)\mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}\left( k \right) \cr & \left( 2 \right){N_2}\left( k \right) + 3{H_2}\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\left( k \right) \cr & \left( 3 \right)F{e_2}{O_3}\left( r \right) + 3CO\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2Fe\left( r \right) + 3C{O_2}\left( k \right) \cr & \left( 4 \right){H_2}\left( k \right) + {I_2}\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI\left( k \right) \cr} \)
Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hoá học không bị dịch chuyển là
A.(1), (3), (4). B.(1), (2), (4).
C.(3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 6. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A.Thời gian xảy ra phản ứng.
B.Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C.Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
D.Chất xúc tác.
Câu 7.Cho phản ứng:
\(A\left( k \right) + B\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} C\left( k \right) + D\left( k \right)\) ở trạng thái cân bằng. Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, nguyên nhân nào sau đây làm nồng độ khí D tăng?
A.Sự tăng độ khí C.
B. Sự giảm nồng độ khí A.
C.Sự giảm nồng độ khí B.
D.Sự giảm nồng độ khí C.
Câu 8. Xét cân bằng hoá học sau:
\(2S{O_2}\left( k \right) + {O_2}\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}\)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi tăng nồng độ của O2, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Khi giảm nồng độ của SO3, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.
C. Khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
D. Khi thêm chất xúc tác V2O5 cân bằng không chuyển dịch.
Câu 9.Khi phản ứng ứng:
\({N_2}\left( k \right) + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\left( k \right)\) đạt đến trạng thái cân bằng thì hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,5 mol NH3, 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol ban đầu của H2 là
A.3 mol. B.4 mol.
C.5,25 mol. D. 4,5 mol.
Câu 10. Cho phản ứng: \(A + 2B \to C\)
Nồng độ bạn đầu của A là 0,8 mol/l, của B là 1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6 mol/l. Vậy nồng độ của A còn lại là
A.0,4 mol/l. B.0,2 mol/l.
C.0,6 mol/l. D.0,8 mol/l.
Lời giải chi tiết
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
C |
D |
A |
D |
C |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
A |
C |
C |
Câu 1:
A.giảm nồng độ của N2: cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch \( \to \) nồng độ của NH3 giảm.
B.tăng nhiệt độ lên rất cao: chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt \( \to \) tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch \( \to \) nồng độ NH3 giảm.
C.tăng nồng độ của H2: cân bằng chuyển dịch theo chiều thuân \( \to \) nồng độ của NH3 tăng.
D.giảm áp suất: cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch \( \to \) nồng độ NH3 giảm.
Câu 2:
Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, khi áp suất chung của hệ tăng cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra số mol khí nhỏ hơn.
Đáp án D
Câu 3:
\({H_2}\left( k \right) + {F_2}\left( k \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HF\left( k \right){\rm{ }}\Delta H < 0\)
Số mol khí ở hai bên như nhau nên sự thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến phản ứng \(\Delta H < 0 \Rightarrow \) phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt \( \Rightarrow \) thay đổi nhiệt độ \( \Rightarrow \) cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch.
Sự thay đổi nồng độ của các chất trong phản ứng cũng ảnh hưởng tới cân bằng chuyển dịch.
Đáp án A.
Câu 4:
A.Áp suất. (sai do số mol khí trước và sau phản ứng khác nhau)
B.Nhiệt độ. (sai do phản ứng này là phản ứng tỏa nhiệt nên có liên qua đến nhiệt độ)
C.Nồng độ. (sai)
D.Chất xúc tác. (đúng do chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học)
Đáp án D
Câu 5
Áp suất sẽ ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng khi số mol khí của chất tham gia và chất sản phẩm có sự thay đổi
=> (3), (4) là những cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi thay đổi áp suất
Đáp án C
Câu 6
Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào thời gian xảy ra phản ứng
Đáp án A
Câu 7
Nồng độ khí D tăng => Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
A.Sự tăng nồng độ khí C. (cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch => sai)
B. Sự giảm nồng độ khí A. (cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch => sai)
C.Sự giảm nồng độ khí B. (cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch => sai)
D.Sự giảm nồng độ khí C. (cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận => đúng)
Đáp án D
Câu 8
A. Khi tăng nồng độ của O2, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. (S)
B. Khi giảm nồng độ của SO3, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận. (Đ)
C. Khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. (Đ)
D. Khi thêm chất xúc tác V2O5 cân bằng không chuyển dịch. (Đ)
Đáp án A
Câu 9:
Ta có phản ứng:
\({N_2}\left( k \right) + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\left( k \right)\)
Ban đầu y x 0
Phản ứng \(0,75 \leftarrow 2,25 \leftarrow {\rm{ 1,5mol}}\)
Cân bằng 2 3 1,5
Vậy số mol ban đầu của H2 là: \(x = 3 + 2,25 = 5,25\) (mol)
Đáp án C.
Câu 10:
Xét phản ứng: \(A{\rm{ }} + {\rm{ }}2B \to C\)
Ban đầu 0,8 1 M
Phản ứng x 2x M
t = 10 phút (0,8-x) (1-2x) M
Sau 10 phút, nồng độ B: \(\left( {1 - 2x} \right) = 0,6 \to x = 0,2\)
\( \to \) nồng độ A còn lại là: \(0,8 – 0,2 = 0,6\)
Đáp án C.
dapandethi.vn