Đề bài:

Câu 1 (NB) Liên minh giữa các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản (hình thành năm 1937) được gọi tắt là

A. phe Trục.              B. phe Liên minh

C. phe Hiệp ước.        D. phe Đồng minh.

Câu 2 (NB) Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì?

A. Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.

B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới.

C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội, chuẩn bị chiến tranh.

D. Ra sức đầu tư vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh.

Câu 3 (NB) Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

A. Anh, Pháp kí với Đức Hiệp ước Muy-ních.

B. Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc.

C. Nhật Bản đánh chiếm Trân Châu Cảng.

D. Đức tấn công Ba Lan, Anh-Pháp tuyên chiến với Đức.

Câu 4 (VD) Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Sự thay đổi thái độ của các chính phủ Anh, Mĩ. 

B. Chiến thắng Xtalingrat của nhân dân Liên Xô.

C. Sự kiện Liên Xô tham chiến.

D. Hành động xâm lược của phe phát xít.

Câu 5 (NB) Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là

A. đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức.

B. mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mỹ.

C. thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp.

D. giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ.

Câu 6 (TH) Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai là

A. sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị giữa các nước tư bản.

B. trật tự Vecxai – Oasinhtơn không còn phù hợp.

C. hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

D. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc chưa được giải quyết.

Câu 7 (NB) Thái độ của Mĩ đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít ở những năm 30 của thế kỷ XX là

A. coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất và kiên quyết chống phát xít.

B. đưa ra "Đạo luật trung lập" không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

C. hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, hình thành liên minh để chống lại chủ nghĩa phát xít.

D. tích cực chuẩn bị lực lượng để cùng với Anh, Pháp chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 8 (TH) Thực chất của Hội nghị Muy-ních (9-1938) là

A. sự nhân nhượng đầu tiên của Anh, Pháp đối với Đức.

B. đỉnh cao chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp đối với phát xít.

C. sự đầu hàng của Anh, Pháp đối với chủ nghĩa phát xít.

D. kế hoãn binh của Anh, Pháp nhằm để chuẩn bị lực lượng.

Câu 9 (NB) Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?

A. Nguy cơ xảy ra xung đội sắc tộc, tôn giáo.

B. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được.

C. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ.

Câu 10 (VD) Nội dung nào không phải là điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tính chất của chiến tranh.

B. Hậu quả đối với nhân loại.

C. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

D. Kẻ châm ngòi chiến tranh bùng nổ.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. A

2. A

3. D

4. B

5. D

6. C

7. B

8. B

9. C

10. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk 11 trang 90.

Cách giải:

Liên minh giữa các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản (hình thành năm 1937) được gọi tắt là phe Trục. Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 90.

Cách giải:

Sau khi liên minh phát xít được hình thành, các nước này đã tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk 11 trang 93.

Cách giải:

Ngày 1-9-1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức => Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Các đáp án A. C, D: đều là nguyên nhân dẫn đến hình thành khối đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. (sgk 11 trang 97).

- Đáp án B: (sgk 11 trang 97): Xét về mặt thời gian, khối đồng minh chống phát xít được hình thành vào tháng 1-1942, trong khi đó chiến thắng Xtalingrat diễn ra sau (11/1942 đến 2/1943).

=> Chiến thắng Xtaligrat của nhân dân Liên Xô không phải nhân tố tác động đến sự hình thành của khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk 12 trang 92.

Cách giải:

Trước khi khai chiến, đồng ý với đền nghị của Đức, Liên Xô đồng ý chủ trương đàm phán với Đức vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi của quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ (Do: Anh, Pháp đang thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, Mĩ thực hiện chính sách trung lập).

=> Liên Xô đã kí với Đức bản “Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau” (23-8-1939).

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk 11 trang 90, suy luận.

Cách giải:

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

- Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Chọn: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 91

Cách giải:

Với Đạo luật trung lập (8/1935) giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

Ngày 29/9/1938 Hội nghị Muy – ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức, Italia. Một hiệp ước đã được kí kết theo đó Anh, Pháp, trao vùng Xuy – đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự  cam kết của Hít – le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Thực chất đây là biểu hiện thể hiện sự đỉnh cao chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp đối với chủ nghĩa phát xít

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 62

Cách giải:

Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: so sánh

Cách giải:

- Các đáp án B, C, D là những điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án A là điểm khác nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong đó, Chiến tranh thế giới thứ nhất hoàn toàn mang tính chất phi nghĩa, còn chiến tranh thế giới thứ hai thì mang tính phi nghĩa ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau mang tính chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô chống lại phát xít.

Chọn: A

dapandethi.vn