Đề bài
Câu 1. Hội nghị Ianta được triệu tập vào khoảng thời gian nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai vào giai đoạn cuối.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất vào giai đoạn cuối.
Câu 2. Những quyết định trong hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của các cường quốc đã hình thành trật tự thế giới mới gọi là
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Trật tự đơn cực.
C. Trật tự Vecxai - Oasinhton.
D. Trật tự đa cực
Câu 3. Một trong những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là
A. Duy trì trật tự hai cực Ianta.
B. Giúp đỡ các quốc gia kém phát triển.
C. Đẩy lùi đói nghèo và bệnh tật trên thế giới.
D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ. B. các nước phương Tây.
C. Liên Xô. D. Anh.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không nằm trong quyết định của hội nghị Ianta?
A. Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Đức và Đông Âu.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
C. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau chiến tranh.
D. Mĩ và Liên Xô chia nhau kiểm soát Triều Tiên.
Câu 6. Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của Liên hợp quốc?
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị Postđam
C. Hội nghị Vecxai.
D. Hội nghị Oasinhton.
Câu 7. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của Chiến tranh lạnh để lại cho Liên Xô và Mĩ là gì?
A. Thế giới ở trong tình trạng căng thẳng.
B. Suy giảm thế mạnh về nhiều mặt.
C. Nhật Bản, NICs vươn lên mạnh mẽ.
D. Đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai phổ biến.
Câu 8. Hội nghị Ianta không chấp nhận điều kiện nào để Liên Xô tham chiến chống quân phiệt Nhật?
A. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
B. Trả lại cho Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin.
C. Liên Xô khai thác tài nguyên ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
D. Giữ nguyên trạng Mông Cổ.
Câu 9. Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt sau năm 1945 xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman (1947).
B. Chủ nghĩa xã hội hình thành trên phạm vi thế giới.
C. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
D. Động thái chống trả Mĩ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 10. Đâu là điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
D |
B |
C |
A |
B |
C |
C |
B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 44.
Cách giải:
Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ của các cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã có cuộc gặp gỡ tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4-11/2/1945 (Hội nghị Ianta).
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 45.
Cách giải:
Toàn bộ những thỏa thuận, quy định trong hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 45.
Cách giải:
Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 45.
Cách giải:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á,…vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 45, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, D: đều nằm trong quyết định của Hội nghị Ianta.
- Đáp án C: là xu thế của từng khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là từ những năm 60,70 của thế kỉ XX với sự ra đời của Liên minh châu Âu và ASEAN.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 45, suy luận.
Cách giải:
Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta là thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên là Liên hợp quốc.
=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của Liên hợp quốc.
Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 46, suy luận.
Cách giải:
Chiến tranh lạnh đã để lại cho Liên Xô và Mĩ những hậu quả nặng nề suốt 4 thập niên chạy đua vũ trang. Sự suy giảm thế mạnh về nhiều mặt, đặc biệt là kinh tế đã gây không ít khó khăn cho hai nước trong việc duy trì vị thế của mình trên trường quốc tế. Đặc biệt là các nước Nhật Bản và Tây Âu đang vươn lên ngày càng mạnh mẽ. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ và Liên Xô phải tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh để tập trung phát triển đất nước.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 45, loại trừ.
Cách giải:
Do việc Liên Xô tham chiến đánh Nhật, nên Mĩ và Anh đã chấp nhận những điều kiện của Liên Xô là:
- Duy trì nguyên trạng Mông Cổ (tức là tôn trọng nền độc lập của Mông Cổ).
- Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do Chiến tranh Nga – Nhật.
- Trả lại cho Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin.
- Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
=> Loại trừ đáp án: C
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược nên hai cường quốc Mĩ và Liên Xô chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt sau năm 1945. Cụ thể:
- Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội, ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
- Mĩ muốn làm bá chủ thế giới, lo ngại trước ảnh hưởng và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949).
Chọn: C
Câu 10.
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Hệ quả của hội nghị Ianta bao gồm:
- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai….Sự nhất trí giữa 5 cường quốc; Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc trong Liên hợp quốc sẽ hạn chế sự thao tứng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế.
- Thỏa thuân việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của nó => Sức ảnh hưởng mạnh của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á.
- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và Anh nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Một trật tự thế giới mới được hình thành trên khuôn khổ của những thỏa thuận tại hội nghị này, được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”, đứng đầu là hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
=> Như vậy, những quyết định của Hội nghị Ianta chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chủ yếu mang lại lợi ích cho các nước thắng trận, đặc biệt là ba trụ cột của phe Đồng minh chống phát xít (Liên Xô, Mĩ, Anh)
Chọn: B
dapandethi.vn