Đề bài
Câu 1. (4 điểm) Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?
Câu 2. (6 điểm) Nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929 - 1939.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 79, 80, suy luận.
Cách giải:
Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Trung Quốc:
- Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.
- Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.
- Từ sau phong trào, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7 - 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 2.
Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 82, 83.
Cách giải:
* Nguyên nhân:
- Do những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của Ấn Độ.
* Nét nổi bật:
- Phong trào do Gan-đi và Đảng Quốc đại khởi xướng.
- Gan-di phát động những chiến dịch bất hợp tác: đầu năm 1930 và tháng 12 - 1931.
- Thực dân Anh tiến hành khủng bố, đàn áp nhưng phong trào vẫn diễn ra sôi động và lan rộng trong cả nước, thành lập được Mặt trận thống nhất trên thực tế.
- Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phong trào cách mạng Ấn Độ chuyển sang thời kì mới.
dapandethi.vn