Đề bài

Câu 1. Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại là ai?

A. Mô-da.                 B. Bet-tô-ven.

C. Trai-xcốp-ki          D. Sô-panh

Câu 2. Coóc-nây (1606 - 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?

A. Nền hài kịch Pháp.

B. Nền bi kịch cổ điển Pháp.

C. Truyện ngụ ngôn Pháp.

D. Tiểu thuyết Pháp.

Câu 3. Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại?

A. Mô-da (Người Áo).

B. Bét-tô-ven (Người Áo).

C. Mô-da (Người Đức).

D. Bét-tô-ven (Người Đức).

Câu 4. Đại diện cho nền triết học duy tâm khách quan Đức thời kì cận đại là ai?

A. Xanh Xi-mông.

B. Hê-ghen.

C. Phoi-ơ-bách.

D. Ô-oen.

Câu 5. Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại?

A. Mê-li-ê.                    B. Rút-xô.

C. Vôn-te.                     D. Đi-đơ-rô.

Câu 6. Một trong những hành động cụ thể thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-to Huy -gô là

A. cứu vớt con người bằng trái tim.

B. kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo.

C. dùng tình thương để cứu thế gian.

D. dùng sự nhẫn nại để thoát khổ.

Câu 7. Những thành tựu văn hóa thời cân đại có vai trò

A. tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động.

B. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.

C. tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến.

D. lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ.

Câu 8. Nhà tư tưởng không thuộc trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII?

A. Mông-te-xki-ơ           B. Rem-bran

C. Vôn-te                      D. Rút-xô

Câu 9. Thơ Dâng” là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì

A. Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc

B. Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

C. Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại

D. Thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

Câu 10. Tác dụng và ảnh ưởng của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII đối với nước Pháp là

A. những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến.

B. những người đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 thắng lợi.

C. tư tưởng của họ để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng.

D. lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu lúc bấy giờ. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

B

D

B

B

B

D

B

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 37

Cách giải:

Mô-da (1756-1791) nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo - người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 37.

Cách giải:

Thời cận đại xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Trong đó Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nên văn học bi kịch cổ điển Pháp.

Chọn đáp án: B.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 37.

Cách giải:

Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là bản giao hưởng số 3, sô 5, số 9.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 42.

Cách giải:

Hê-ghen và Phoi-ơ-bách là những nhà triết học nổi tiếng của Đức. Hê-ghen là nhà triết học duy khách quan, còn Phoi-ơ-bách tuy đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật, siêu hình khi xem những thời kì lịch sử xã hội loài người không hề phát triển mà chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi về tôn giáo.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 38.
Cách giải:

Đi-đơ-rô là nhà triết học duy vật Pháp, người sáng lập ra Bách khoa toàn thư, ông là người đại diện chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỉ XVII. 

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 39, suy luận.

Cách giải:

Các tác phẩm của Vích – to Huy – gô thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ. Ông cũng lên tiếng kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo, đó là một trong những hành động cụ thể thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-to Huy-gô.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 37, suy luận.

Cách giải:

Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật tự tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản. Những thành tựu văn hóa đó thể hiện phong phú trên các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, ...

=> Những thành tựu văn hóa thời cận đại có vai trò: tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 38, loại trừ.

Cách giải:

Những nhà tư tưởng thuộc trào lưu triết học ánh sáng bao gồm: Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755), Vôn – te (1694 – 1778), Rút-xô (1712 – 1778), nhà tư tưởng cấp tiến Mê-li-ê (1644 – 1729) và nhóm Bách khoa toàn thư do Đi -đơ-rô (1713 – 1784) đứng đầu.

Rem-bran (1606 – 1699) là họa sĩ, nhà đồ họa Hà Lan nổi tiếng thế kỉ XVII về tranh chân dung, tranh phong cảnh với nhiều chất liệu – sơn dầu, khắc kim loại.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 39, suy luận.

Cách giải:

Ta-go là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Tiêu biểu là tập “thơ Dâng” (đoạt giải Nôben năm 1913).

=> Thơ Dâng là tác phẩm văn học đoạt giải Nôben năm 1913 vì thể hiện rõ tình thần yêu nước, yêu hòa bình và tinh  thần nhân đạo sâu sắc.

Chọn đáp án: D

Câu 10.

Phương pháp: Sgk trang 38, suy luận.

Cách giải:

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn – các nhà Khai sáng, có vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX và sự phát triển của tư tưởng châu Á.

=> Các nhà khai sáng thế kỉ XVII – XVIII được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1799 giành thắng lợi”. Đây cũng là ảnh hưởng và tác dụng của các nhà Triết học ánh sáng Pháp thế kỉ XVII – XVIII đối với cách mạng Pháp năm 1789.

Chọn đáp án: B

dapandethi.vn