Đề bài

Câu 1: (2 điểm) Nêu mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

Câu 2: (5 điểm) Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?

Câu 3: (3 điểm) Em hãy nêu nhận xét về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp: sgk trang 57, suy luận.

Cách giải:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.

=> Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương…

Câu 2:

Phương pháp: sgk trang 57, 58.

Cách giải:

Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự phân hóa như sau:

1. Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.

- Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

2. Tầng lớp tư sản: ngày càng đông nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời. Phân hóa thành hai bộ phận:

- Tư sản mại bản: làm tay sai cho Pháp.

- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.

3. Tầng lớp tiểu tư sản: 

- Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

- Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

4. Giai cấp nông dân: 

- Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.

- Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

5. Giai cấp công nhân: 

- Phát triển nhanh về số lượng.

- Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.

Câu 3:

Phương pháp: nhận xét.

Cách giải:

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp diễn ra với quy mô lớn hơn rất nhiều so với lần thứ nhất.

- Dưới tác động của cuộc khai thác:

+ Cơ cấu kinh tế Việt Nam dần dần thay đổi, mang tính chất thuộc địa, nửa phong kiến.

+ Kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

+ Xã hội có sự phân hóa sâu sắc, các giai cấp, tầng lớp có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau.

dapandethi.vn