Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hiđrocacbon (X) ở thể lỏng, có phân tử khối bé hơn 115. Đốt cháy 1,3 gam (X) thu được 4,4 gam CO2. Biết (X) phản ứng với H2 \((Ni,t^\circ )\) theo tỉ lệ là 1 : 4 và với brom trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của (X) là:
Câu 2. Cho một dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10. Số đồng phân của hợp chất trên là:
A.1. B.2.
C.3. D.4.
Câu 3. Dãy chất nào sau đây được dùng để điều chế nitrobenzen?
A. C6H6 và HNO3 đặc.
B. C6H6; HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
C. C8H8 và HNO3 đặc.
D. C7H8; HNO3 và H2SO4 đặc.
Câu 4. Thuốc trừ sau “666” có tên gọi là:
A.xiclohexan. B.hexaxiclohexan.
C.hexacloxiclohexan. D.hexacacbonxiclohexan.
Câu 5. Hiđro hóa C8H8 theo tỉ lệ mol 1 : 1 được hiđrocacbon cùng loại (X). Khi brom hóa một đồng phân (Y) của (X) với bột sắt làm xúc tác theo tỉ lệ 1 : 1 được một sản phẩm duy nhất. Vậy X, Y lần lượt là:
\(\begin{array}{l}A.{C_6}{H_5} - C{H_2}C{H_3};p - C{H_3} - {C_6}{H_4} - C{H_3}.\\B.C{H_3} - {C_6}{H_4} - C{H_3};{C_6}{H_5} - C{H_2}C{H_3}.\\C.{C_6}{H_5} - CH = C{H_2};{C_6}{H_5} - C \equiv CH.\end{array}\)
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 20,18 gam hỗn hợp hai aren đồng đẳng kế tiếp nhau phải dùng 218,4 lít không khí (đktc), biết Vkhông khí \(5{V_{{O_2}}}.\) Công thức phân tử của hai aren là:
A.C7H8 và C8H10.
B.C8H10 và C9H12.
C.C6H6 và C7H8.
D.C7H8 và C8H8.
Câu 7. Thực hiện phản ứng trime hóa C2H2 có xúc tác là cacbon hoạt tính ở \(600^\circ C\) để điều chế benzen. Nếu dùng 28 lít C2H2 (đktc) và hiệu suất là 60% thì khối lượng benzen thu được là:
A.32,5 gam
B.19,5 gam
C.54,17 gam.
D.13 gam.
Câu 8. Lấy 115,84kg đất đèn có chứa 85% CaC2 để điều chế benzen với hiệu suất phản ứng là 50%. Khối lượng benzen thu được là:
A. 50kg
B. 40kg
C. 20kg
D. 15 kg
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.Chứng minh công thức tổng quát của dãy đồng đẳng aren.
Câu 10. Để đốt cháy hoàn toàn 5,36 gam hỗn hợp X gồm etilen và benzen thì cần vừa đủ 17,28 gam khí oxi.
a)Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b)Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc.
c)Nếu dẫn toàn bộ lượng CO2 thu được ở trên vào 300ml dung dịch KOH 2M thì thu được những muối gì? Khối lượng mỗi muối là bao nhiêu?
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
Câu |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
B |
A |
B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
Cách 1.Công thức chung của dãy đồng đẳng benzen là: \({C_6}{H_6} + kC{H_2} \to {C_{6 + k}}{H_{2 + 2k}}\)
Đặt: \(\sum {{n_C}} = 6 + k = n \Rightarrow k = n - 6\) \(\sum {{n_H}} = 6 + 2k = 6 + 2\left( {n - 6} \right) = 2n - 6\)
Vậy công thức chung của dãy đồng đẳng benzen là: CnH2n-6.
Cách 2. Dựa vào số electron hóa trị của nguyên tử.
+ Số electron hóa trị của n nguyên tử là 4n.
+ Số electron hóa trị của C dùng để liên kết các nguyên tử C với nhau là: 2(n + 3).
+ Số electron hóa trị còn lại của C dùng để liên kết với H là:
4n – 2(n + 3) = 2n – 6
Vậy công thức chung dãy đồng đẳng của aren là: CnH2n-6.
Câu 10.
a)Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi khí:
Ta có: \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{17,25}}{{22,4}} = 0,54\left( {mol} \right)\)
Goi a là số mol của C2H4 và b là số mol của C6H6.
Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{{O_2}}} = 3a + \dfrac{{15}}{2}b = 0,54\\{m_X} = 28a + 78b = 5,36\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,08\\b = 0,04\end{array} \right.\)
Vậy: \(\% {m_{{C_2}{H_4}}} = \dfrac{{0,08 \times 28}}{{5,36}} \times 100\% = 41,79\% \)
\(\% {m_{{C_6}{H_6}}} = 100\% - 41,79\% = 58,21\% \)
b)Thể tích khí CO2 (đktc):
Theo câu (a) thì:
\(\sum {{n_{C{O_2}}}} = 2a + 6b = 2.0,08 + 6.0,04 \)\(\,= 0,4\left( {mol} \right)\)
Vậy \({V_{C{O_2}}} = 0,4 \times 22,4 = 8,96\) (lít).
c) Tính khối lượng mỗi muối tạo thành:
Ta có: \({n_{C{O_2}}} = 0,4\left( {mol} \right);\)\(\,{n_{KOH}} = 0,3 \times 2 = 0,6\left( {mol} \right)\)
Lập tỉ lệ: \(1 < \dfrac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \dfrac{{0,6}}{{0,4}} = 1,5 < 2\)
Vậy khi sục khí CO2 vào dung dịch KOH thì thu được 2 muối: KHCO3 và K2CO3.
Phản ứng:
\(\begin{array}{l}C{O_2} + 2KOH \to {K_2}C{O_3} + {H_2}O{\rm{ }}\left( 1 \right)\\{\rm{ a }} \to {\rm{ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, 2a \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, a }}\left( {mol} \right)\\C{O_2} + KOH \to KHC{O_3}{\rm{ }}\left( 2 \right)\\{\rm{ b }} \to {\rm{ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, b \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, b }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Gọi a là số mol CO2 tham gia phản ứng (1) và b là số mol CO2 tham gia phản ứng (2).
Theo đề bài, ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{C{O_2}}} = a + b = 0,4\\{n_{KOH}} = 2a + b = 0,6\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,2\\b = 0,2\end{array} \right.\)
Từ (1) \( \Rightarrow {n_{{K_2}C{O_3}}} = 0,2\left( {mol} \right) \)
\(\Rightarrow {m_{{K_2}C{O_3}}} = 0,2 \times 138 = 27,6\left( {gam} \right)\)
Từ (2) \( \Rightarrow {n_{KHC{O_3}}} = 0,2\left( {mol} \right)\)
\(\Rightarrow {m_{KHC{O_3}}} = 0,2 \times 100 = 20\left( {gam} \right)\)
dapandethi.vn