Đề bài
ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Câu 1: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì?
A. Nê-đéc-lan.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D.Miền Đông – Nam nước Anh.
Câu 2: Sự kiện nào tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ?
A.Công bố Tuyên ngôn độc lập.
B.Ngày 17/10/1777, thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.
C.Hội nghị lục địa.
D.“Chè Bốt-xtơn”.
Câu 3: Nền sản xuất mới (sản xuất tư bản chủ nghĩa) ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào?
A.Xã hội phong kiến đã bị suy yếu.
B.Giai cấp tư sản bị giai cấp phong kiến kìm hãm.
C., B đúng.
D.A, B sai.
Câu 4: Giai cấp công nhân làm thuê ở Nê-đéc-lan xuất thân chủ yếu từ các thành phần nào?
A.Giai cấp tư sản bị phá sản.
B.Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C.Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
D.Thợ thủ công và nông dân bị phá sản.
Câu 5: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?
A.Vương quốc Tây Ban Nha.
B.Vương quốc Bồ Đào Nha.
C.Vương quốc Pháp.
D.Vương quốc Anh.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi cuộc cách mạng tư sản diễn ra là gì?
A.Nền kinh tế phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.
B.Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.
C.Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất ở châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.
D.Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất là trong thủ công nghiệp.
Câu 7: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?
A.Quý tộc mới.
B.Tư sản và vô sản.
C.Tư sản và tiểu tư sản.
D.Tư sản và thợ thủ công.
Câu 8: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống Tây Ban Nha bùng nổ vào thời gian nào?
A.Tháng 6 năm 1566.
B.Tháng 7 năm 1566.
C.Tháng 8 năm 1566.
D. Tháng 10 năm 1566.
Câu 9: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?
A.Sản xuất thủ công nghiệp.
B.Sản xuất nông nghiệp.
C.Sản xuất và chế biến thủy tinh.
D.Sản xuất len dạ.
Câu 10: Cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ vào thời gian nào?
A.Tháng 1 – 1642.
B.Ngày 14 - 6 – 1645.
C.Ngày 22 - 8 – 1642.
D.Ngày 14 - 6 – 1642.
Câu 11: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?
A.Quý tộc, tăng lữ, nông dân.
B.Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
C.Quý tộc, tăng lữ, tư sản.
D.Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.
Câu 12: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A.Quân chủ lập hiến.
B.Cộng hòa tư sản.
C.Quân chủ chuyên chế.
D.Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.
Câu 13: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?
A.Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.
B.Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.
C.Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D.Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.
Câu 14: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?
A.Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu.
B.Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp.
C.Ruộng đất bị bỏ hoang.
D.Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.
Câu 15: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?
A.Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.
B.Nông dân với quý tộc phong kiến.
C.Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.
D.Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 16: Ngày 28/8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A.Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B.Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C.Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D.Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 17: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì tiến bộ?
A.Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
B.Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C.Bảo vệ quyền lợi cho tư sản.
D.Bảo vệ quyền lợi cho những người cầm quyền.
Câu 18: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ khi nào?
A.Năm 1830.
B.Những năm 60 của thế kỉ XVIII.
C.Những năm 40 của thế kỉ XIX.
D.Những năm 1850-1860.
Câu 19: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào?
A.Luyện kim.
B. Giao thông vận tải.
C. Hóa chất.
D. Dệt
Câu 20: Yếu tố nào thúc đẩy nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp?
A.Do yêu cầu phải cải tiến kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành dệt, đòi hỏi phải tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật sản xuất.
B.Máy móc tuy đã được sử dụng trong sản xuất thời trung đại những còn thô sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất.
C.Cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy mạnh sản xuất.
D.Nước Anh từ một nước nông nghiệp muốn trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Câu 21: Cách mạng công nghiệp diễn ra vào
A.Từ những năm 60 của thế kỷ XVII.
B.Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII.
C.Từ những năm 80 của thế kỷ XVIII.
D.Từ những năm 70 của thế kỷ XVI.
Câu 22: Chế độ chính trị của Mĩ là
A.Cộng hòa.
B.Quân chủ chuyên chế.
C.Quân chủ lập hiến.
D.Phong kiến.
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?
A.Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.
B.Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.
C.Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.
D.Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.
Câu 24: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào?
A.Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng.
B.Tập trung tư bản và tài chính.
C.Xuất khẩu tư bản.
D.Tập trung sản xuất và tư sản.
Câu 25: Tư bản Anh xuất khẩu tư bản chủ yếu đến khu vực nào?
A.Các nước châu Phi.
B.Các nước Đông Nam Á.
C.Trung Quốc.
D.Hoa Kì.
Câu 26: Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau nước nào?
A.Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Đức
Câu 27: Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi là quốc gia nào?
A.Mĩ
B. Anh
C. Đức
D. Pháp
Câu 28: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân?
A.Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
B.Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
C.Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
D.Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
Câu 29: Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?
A.Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên.
B.Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.
C.Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.
D.Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.
Câu 30: Trong khoảng thời gian nào, kinh tế Mỹ từ hàng thứ nhất nhảy lên đứng đầu thế giới?
A.1865-1890
B. 1865-1892
C. 1865-1894
D. 1860-1870
Câu 31: 6/1905 diễn ra sự kiện gì?
A.Thủy thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
B.Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va.
C.Bãi công, đả đảo chuyên chế, đả đảo chiến tranh, ngày làm 8 giờ.
D.Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến.
Câu 32: Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là gì?
A.Tiến hành cách mạng XHCN.
B.Lật đổ chế độ Nga hoàng.
C.Thành lập nhà nước vô sản.
D.Cải cách dân chủ.
Câu 33: Đỉnh cao của Cách mạng Nga 1905-1907 là gì?
A.Khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va.
B.Khởi nghĩa của thủy thủ Pô-tem-kin.
C.Nổi dậy của nông dân.
D.Biểu tình ở Pê-téc-bua.
Câu 34: Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 do giai cấp nào lãnh đạo?
A.Giai cấp vô sản.
B.Giai cấp nông dân.
C.Giai cấp tư sản.
D.Giai cấp tiểu tư sản.
Câu 35: Ngày “Chủ Nhật đẫm máu” là ngày
A.Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo.
B.14 vạn công nhân Pê téc bua và gia đình không mang vũ khí kéo đến cung điện mùa đông để đưa bản yêu sách đến nhà vua, Nga Hoàng bắn vào đoàn biểu tình.
C.Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va, nhưng thất bại vì lực lượng chênh lệch.
D.Nông dân bị quý tộc phong kiến đàn áp dã man.
Câu 36: Quốc tế thứ hai hoạt động từ năm nào đến năm nào?
A.1889- 1914
B. 1889- 1915
C. 1890- 1914
D. 1890- 1915.
Câu 37: Quốc tế thứ hai thành lập gồm có bao nhiêu nước
A.20 nước
B. 21 nước
C. 22 nước
D. 23 nước.
Câu 38: Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây?
A.Chính đảng của những người lao động Nga.
B.Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản.
C.Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
D.Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.
Câu 39: Mục tiêu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là gì?
A.Lật đổ chính quyền Nga hoàng.
B.Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản.
C.Lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản.
D.Chống chiến tranh đế quốc.
Câu 40: Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao?
A.Sai lầm về đường lối đấu tranh.
B.Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít.
C.Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi.
D.Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch.
Câu 41: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A.Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B.Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
D.Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
C.Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.
Câu 42: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là
A.Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
B.Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
Câu 43: Thuyết vạn vật hấp dẫn là của ai?
A.Niu-tơn.
B.Lô-mô-nô-xốp.
C.Puốc-kin-giơ.
D.Đác-uyn.
Câu 44: Phát minh của ai đã đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật?
A.Hê-ghen.
B. Lô-mô-nô-xốp.
C. Đác-uyn.
D. Niu-tơn.
Câu 45: Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì?
A.Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho Tự do hạnh phúc và chính nghĩa.
B.Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.
C.Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.
D.Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Câu 46: Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?
A.Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
B.Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.
C.Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.
D.Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.
Câu 47: Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
A.Sử dụng phân hóa học, máy kéo, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B.Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
C.Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D.Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Câu 48: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A.Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.
B.Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
C.Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
D.Phát triển nghề khai thác mở.
Câu 49: Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A.Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, thủy lôi,…
B.Chế tạo được đại bác bắn nhanh và xa.
C.Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.
D.Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương.
Câu 50: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?
A.Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B.Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C.Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.
D.Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN
1A |
2B |
3A |
4B |
5A |
6C |
7B |
8C |
9D |
10C |
11B |
12C |
13D |
14A |
15A |
16B |
17A |
18B |
19D |
20A |
21B |
22A |
23A |
24D |
25D |
26A |
27D |
28C |
29A |
30C |
31A |
32B |
33A |
34B |
35B |
36A |
37C |
38C |
39C |
40B |
41A |
42D |
43A |
44A |
45A |
46D |
47A |
48C |
49A |
50C |
dapandethi.vn