Môi trường là yếu tố cực kì quan trọng tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Từ bao đời nay mối quan hệ giữa môi trường với con người vô cùng khăng khít, hữu cơ, không thể tách rời. Tuy nhiên, ngày nay con người trên khắp hành tinh này lại đang đứng trước một thảm họa vô cùng; to lớn: Đó là tình trạng “ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nặng nề, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của con người”. Tình trạng ấy thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trước hết ta phải nói tới sự ô nhiễm của môi trường đất. Ngay từ thủa khai thiên lập địa, loài người đã tạo dựng cuộc sống của mình bắt đầu tư việc khai thác đất đai để trồng trọt. Đời này qua đời khác, đất đai màu mỡ đã cung cấp nguồn lương thực chính cho con người. Nhưng tài nguyên đất đai của con người trong thời gian gần đây đã cạn kiệt. Việc khai thác tài nguyên đất đai của con người trong thời gian gần đây đã được tiến hành một cách ồ ạt, vô tổ chức, không tuân thủ quy luật tự nhiên. Con người không chỉ tác động vào đất bằng sức lao động như cày, bừa, cuốc, xới để làm ra những sản phẩm nông nghiệp đơn thuần với lúa gạo ngô khoai. Con người cũng không dừng lại thỏa mãn với những khoáng sản có trong lòng đất. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, hiện đại đã giúp con người có sức mạnh để khai thác triệt để tài nguyên đất. Các loại giống cây trồng với năng suất cao. Rồi thâm canh tăng vụ. Việc chăm bón đất đai chủ yếu phụ thuộc vào phạm vi sinh, chưa kể con người tác động đến đất bằng nhiều loại thuốc kích thích tăng trưởng hay thuốc trừ sâu. Kể cả các loại chất độc hóa học - “sản phẩm” của các cuộc chiến tranh tàn khốc. Rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi, gây ra biết bao trận lũ lụt lớn. Hậu quả là đất đai bị phá hoại nặng nề, chất màu mỡ bị cạn kiệt, tình trạng xói mòn, sạt lở ngày một nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của con người.
Bên cạnh đó, ta phải kể tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Tốc độ phát triển của nền kinh tế công nghiệp như hiện nay đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt những khu công nghiệp, những nhà máy. những nhà xưởng. Từng ngày, từng giờ, từ các khu công nghiệp này đã thải ra nhiều hợp chất ở thể rắn, thể lỏng. Nhiều bãi rác khổng lồ đã không kịp xử lí, cộng với ý thức về công cộng của con người kém khiến cho rác thải ngập lòng ao, lòng sông. Lượng nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt thì quá khổng lồ. Theo thống kê của các nhà khoa học, lượng nước thải trên thế giới vào cuối thế ki XX là khoáng 1000 km khối trong một năm. Và để xử lí khối lượng nước bẩn này thì cần một. lượng sạch gấp 20 lần. Như vậy là con người đã phí phạm một nguồn nước ngọt lớn dự trữ trong thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối...). Và hậu quá là nguồn nước sinh hoạt của con người ngày càng trở nên eo hẹp. Nước ngọt ở nhiều vùng thiếu trầm trọng. Đó là chưa kể tới việc dùng nguồn nước đã bị nhiễm bẩn có thể gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Thực tế cho thấy, nhiều nơi sự phát triển công nghiệp cũng như hoạt động của các làng nghề đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. ô nhiễm môi trường không khí cũng là một tình trạng đáng báo động trên toàn cầu. Như trên đã nói, sự phát triển của công nghiệp cũng như trào lưu hóa học nông nghiệp đã có những tác động xấu tới nguồn không khí quanh ta (tăng khoảng từ 3-4 C) khiến cho khí hậu toàn cầu thay đổi thất thường. Tại các khu đô thị, lượng xe “ô tô, xe máy khổng lồ” đã thải vào không khí bao nhiêu khói độc hại. Thời gian gần đây, con người đang phải chứng kiến hậu họa của việc tầng ozôn bao bọc trái đất bị chọc thủng. Sức khỏe cộng đồng bị đe.dọa nghiêm trọng. Nhiều loại bệnh nguy hiểm đang gây ra bao nhiêu cái chết thương tâm.
Ngoài ra ta còn phải kể tới tình trạng mất cân bằng sinh thái do việc khai thác, săn bắt các sản vật của rừng. Gỗ bị chặt một cách vô tội vạ, tạo ra bao cánh rừng hoang, bao quả đồi trọc. Các loại động vật quý hiếm bị tiêu diệt khiến cho nhiều loại động vật quý đã và đang đi đến tuyệt chủng.
Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng đang xảy ra này? Chủ yếu là do ý thức của con người, con người thay đổi thì môi trường mới có thể trở nên tốt hơn. Con người cần phải nâng cao ý thức hơn, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, giảm bớt lượng khí thải, chất thải thải ra môi trường. Điều đơn giản nhất là tuyên truyền, động viên tất cả mọi người cùng chung tay góp phần nhỏ vào bảo vệ môi trường hơn nữa.
Tóm lại, trong thời gian gần đây, con người đang phải trực tiếp đón nhận những trừng phạt của thiên nhiên do tình trạng “ô nhiễm môi trường sống”. Mối quan hệ vốn khăng khít, hữu cơ giữa con người với thiên nhiên đã trở nên tồi tệ tới mức phải báo động. Và nhiệm vụ của tất cả các quốc gia, tất cả mọi người trên hành tinh này là phải chặn đứng và đẩy lùi tình trạng “ô nhiễm môi trường”, sao cho “ngôi nhà chung” được an toàn, xanh, sạch, đẹp.
dapandethi.vn