I- Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp ở những mức độ khác nhau (bảng 22).
Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp
Tác nhân |
Nguồn gốc tác nhân |
Tác hại |
Bụi |
Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hoặc dầu |
Khi hàm lượng bụi quá nhiều (>100000 hạt/ml không khí) sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí → bệnh bụi phổi
|
Nito oxit |
Khí thải oto, xe máy |
Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao
|
Lưu huỳnh oxit |
Khí thải sinh hoạt và công nghiệp |
Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng |
Cacbon oxit |
Khí thải công nghiệp, sinh hoạt; khói thuốc lá |
Chiếm chỗ của oxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết |
Các chất độc hại (Nicotin, nitrozamin..) |
Khói thuốc lá |
Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi |
Vi sinh vật gây bệnh |
Trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh |
Gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết |
→ Biện pháp bảo vệ:
- Trồng nhiều cây xanh
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi
- Xây dựng hệ thống lọc khí thải
- Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch
- Không hút thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc
- Giữ ấm cơ thể khi trời rét
- Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi
dapandethi.vn