Đề bài

Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua:

- Các cao nguyên nào?

- Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình 30.1 SGK.

Lời giải chi tiết

- Đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Mơ Nông và Di Linh.

- Nhận xét về địa hình vùng nham thạch của các cao nguyên:

Địa hình

+ Sườn các cao nguyên dốc, thung lũng bị chia cắt sâu tạo thành các dòng sông lớn như S. Xê Xan, S. Đồng Nai.

+ Phía bắc là các dãy núi cao trên 1200 m, cao nhất là núi Ngọc Linh (2598 m).

+ Ở giữa là các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt lượn sóng, độ cao từ 700 - 1000 m.

+ Rìa cuối là khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết độ cao từ 0 - 200 m.

Nham thạch

+ Granit và biến chất: chủ yếu ở khu vực núi cao từ dãy Bạch Mã đến núi Ngọc Linh.

+ Badan: phạm vi rộng lớn nhất, tập trung ở các khu vực cao nguyên badan rộng lớn (Plây Ku, Buôn Ma Thuột).

+ Trầm tích: phân bố một phạm vi nhỏ ở rìa cuối lát cắt, khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết.