Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 31.7.

Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Fe là kim loại chuyển tiếp, thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB, ô số 26 trong bảng tuần hoàn.

B. Fe là nguyên tố d, cấu hình electron là [Ar]3d64s2.

C. Khi tạo ra các ion sắt, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 3d trước phân lớp 4s.

D. Tương tự nguyên tố Cr, nguyên tử Fe khi tham gia phản ứng không chỉ nhường electron ở phân lớp 4s mà còn có thể nhường thêm electron ở phân lớp 3d.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về sắt và một số kim loại quan trọng

Lời giải chi tiết:

Nguyên tắc khi tạo ra các ion dương là các nguyên tử nhường electron từ lớp ngoài cùng.

Vậy khi tạo ra các ion sắt, nguyên tử sắt nhường electron ở phân lớp 4s trước 3d

\( \to\) Chọn C.

Câu 31.8.

Cấu hình electron nào dưới đây viết đúng ?

A.26Fe : [Ar]4s23d6.   

B. 26Fe2+ : [Ar]4s23d4

C. 26Fe2+ : [Ar]3d44s2.

D.26Fe3+ : [Ar]3d5.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về sắt và các kim loại quan trọng

Lời giải chi tiết:

Đáp án A và B sai thứ tự phân lớp 4s và 3d

Đáp án C sai do nguyên tử sắt nhường electron ở phân lớp 4s trước 3d

\( \to\) Chọn D.

Câu 31.9.

Nhận định nào dưới đây không đúng ?

A. Fe dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+

B. Fe là kim loại có tính khử trung bình : Fe có thể bị oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+.

C. Khi tạo ra các ion Fe, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 4s trước phân lớp 3d.

D. Fe là kim loại có tính khử mạnh : Fe có thể bị oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về sắt và các kim loại quan trọng

Lời giải chi tiết:

Fe là kim loại có tính khử trung bình: Fe có thể bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+

\( \to\) Chọn D.

Câu 31.10.

Tính chất đặc biệt của Fe là:

 A. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

B. dẫn điện yà dẫn nhiệt tốt.

C. kim loại nặng, dẻo, dễ rèn.

D. tính nhiễm từ

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về sắt và các kim loại quan trọng

Lời giải chi tiết:

Tính chất đặc biệt của Fe là tính nhiễm từ

\( \to\) Chọn D.

 dapandethi.vn