Đề bài
Cho biết hai đại lượng \(x\) và \(y\) tỷ lệ thuận với nhau và khi \(x = 6\) thì \(y = 4\).
a) Tìm hệ số tỉ lệ \(k\) của \(y\) đối với \(x\);
b) Hãy biểu diễn \(y\) theo \(x\);
c) Tính giá trị của \(y\) khi \(x = 9; x = 15\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức: \(y = kx\) (với \(k\) là hằng số khác \(0\)) thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k.\)
Vậy muốn tìm hệ số tỉ lệ \(k\) ta lấy \(y: x\).
Lời giải chi tiết
a) Tìm hệ số tỉ lệ \(k\) của \(y\) đối với \(x\);
Vì \(x\) tỉ lệ thuận với \(y\) nên ta có \(x = ky\) (1).
Khi \(x = 6\) và \(y = 4\) thay vào (1) ta có: \(6 =k.4 \). Suy ra \(k = \dfrac{3}{2}\).
Mặt khác \(y\) cũng tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}= \dfrac{2}{3}\)
b) Biểu diễn \(y\) theo \(x\);
Vì \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}= \dfrac{2}{3}\) nên ta có \(y = \dfrac{2}{3}x\) (2)
c) Tính giá trị của \(y\) khi \(x = 9; x = 15\).
Thay \(x = 9\) vào (2) ta có \(y =\dfrac{2}{3}.9= 6\).
Thay \(x = 15\) vào (2) ta có \(y =\dfrac{2}{3}.15= 10\).
dapandethi.vn