Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tính :

Phương pháp giải:

- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của dấu bị trừ và số trừ. 

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Đặt tính rồi tính :

a) 21,3 – 10,7                                            b) 15,53 – 6,44

c) 13,5 – 11,98                                          d) 50 – 26,83.

Phương pháp giải:

*) Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau :

- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng ở cột với nhau.

- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của dấu bị trừ và số trừ.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Giải bài toán sau : 

Một thùng đựng 26,75kg gạo. Người ta lấy từ thùng đó ra 10,5kg gạo, sau đó lại lấy ra 9kg gạo nữa. Hỏi trong thùng còn bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?

Phương pháp giải:

Cách 1:

- Tìm tổng số gạo đã lấy ra :  10,5kg + 9kg.

- Số gạo còn lại = số gạo ban đầu có trong thùng – tổng số gạo đã lấy ra.

Cách 2 :

- Tìm số gạo còn lại sau khi lấy ra lần đầu  = số gạo ban đầu có trong thùng – số gạo lấy ra lần đầu.

- Số gạo còn lại = còn lại sau khi lấy ra lần đầu – số gạo lấy ra lần sau.

Lời giải chi tiết:

Cách 1 :

Người ta đã lấy ra tất cả số ki-lô-gam gạo là :

10,5 + 9 = 19,5 (kg)

Trong thùng còn số ki-lô-gam gạo là :

 26,75 – 19,5 = 7,25 (kg)

Đáp số : 7,25kg.

Cách 2 :

Sau khi lấy ra lần đầu, trong thùng còn lại số ki-lô-gam gạo là :

26,75 – 10,5 = 16,25 (kg)

Trong thùng còn số ki-lô-gam gạo là :

 16,25 – 9 = 7,25 (kg)

Đáp số : 7,25kg.

Câu 4

Tìm \(x\), biết :

a) \(x\) + 5,34 = 7,65                                        b) 7,95 + \(x\) = 10,29

c) \(x\) – 3,78 = 6,49                                        d) 8,4 – \(x\) = 3,6

Phương pháp giải:

Xác định vị trí và vai trò của \(x\) trong phép tính rồi áp dụng các quy tắc đã học :

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Lời giải chi tiết:

Câu 5

a) Tính rồi so sánh giá trị \(a – b – c\) và \(a \,– (b + c).\)

b) Tính bằng hai cách :

Phương pháp giải:

a) Áp dụng các quy tắc :

- Biểu thức chỉ có phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

b) Áp dụng công thức :   \(a – b – c = a – (b + c).\)

Lời giải chi tiết:

a) 

Ta thấy :      \(a – b – c = a – (b + c).\)

b)

Câu 6

Giải bài toán sau :

Ba quả bí cân nặng 13,5kg. Quả thứ nhất nặng 5,9kg, quả thứ hai nhẹ hơn quả thứ nhất 1,5kg. Hỏi quả thứ ba nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?

Phương pháp giải:

- Cân nặng quả thứ hai = cân nặng quả thứ nhất – 1,5kg.

- Cân nặng quả thứ ba = cân nặng của cả ba quả – (cân nặng quả thứ nhất + cân nặng quả thứ hai).

Lời giải chi tiết:

Quả thứ hai nặng số ki-lô-gam là :

5,9 – 1,5 = 4,4 (kg)

Quả thứ ba nặng số ki-lô-gam là :

13,5 – (5,9 + 4,4) = 3,2 (kg)

               Đáp số: 3,2kg.

dapandethi.vn