Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Viết thêm phần mở bài và kết bài để có bài văn hoàn chỉnh tả cái trống.

Lời giải chi tiết:

* Viết thêm phần mở bài: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

* Viết thêm phần kết bài: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

Câu 2

Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này”.

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?”

c) Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”

Lời giải chi tiết:

Các câu hỏi đã cho dược dùng để:

a) Mẹ yêu cầu con nín khóc.

b) Thể hiện sự chê trách.

c) Chị chê em vẽ ngựa không giống.

d) Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ.

Câu 3

Thi đặt câu hỏi phù hợp tình huống:

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Nêu tình huống dùng câu hỏi:

Mỗi bạn đưa ra một tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê

b) Khẳng định, phủ định

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn

Lời giải chi tiết:

a) Tỏ thái độ khen, chê:

- Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: “Sao bé ngoan thế nhỉ?”

- Về nhà em trai của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: “Sao em lại nghịch ngợm thế nhỉ?"

b) Khẳng định, phủ định:

- Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: “Đánh đàn cũng hay đấy chứ?”

- Nghe vậy, bạn em bĩu môi: “Đánh đàn thì hay gì?"

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn:

- Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: “Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?”

dapandethi.vn