Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chơi trò chơi "Đặt bài toán theo sơ đồ":

Mỗi nhóm nhận một phiếu học tập, trên phiếu có vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán về "tổng -tỉ". Nhóm thảo luận và đặt bài toán tương ứng với sơ đồ đã cho.

Phương pháp giải:

Mỗi nhóm quan sát kĩ sơ đồ rồi đặt bài toán tương ứng, sau đó giải bài toán theo các bước đã học ở bài trước.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ mẫu:

Đặt bài toán với sơ đồ trên:

Trong vườn có tất cả 235 cây chanh và cây cam. Biết rằng số cây chanh bằng \(\dfrac{2}{3}\) số cây cam. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây chanh, bao nhiêu cây cam ?

Bài giải :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :

                2 + 3 = 5 (phần)

Giá trị mỗi phần là :

                235 : 5 = 47 (cây)

Trong vườn có số cây chanh là :

                47 × 2 = 94 (cây)

Trong vườn có số cây cam là :

                235 – 94 = 141 (cây)

                      Đáp số : Chanh : 94 cây ;

                                   Cam : 141 cây.

Câu 2

Tổng của hai số là 200. Tỉ sô của hai số đó là \(\dfrac{3}{5}\). Tìm mỗi số.

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: coi số bé gồm 3 phần bằng nhau thì số lớn gồm 5 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :

                3 + 5 = 8 (phần)

Giá trị mỗi phần là :

                200 : 8 = 25

Số bé là :

                25 × 3 = 75

Số lớn là :

                200 – 75 = 125

                              Đáp số : Số bé : 75 ;

                                           Số lớn : 125.

Câu 3

Hưởng ứng tết trồng cây, lớp 4A và lớp 4B trồng được tất cả 390 cây. Tỉ số của số cây lớp 4A trồng được và số cây lớp 4B trồng được là 6 : 7. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: coi số cây lớp 4A trồng được (đóng vai trò số bé) gồm 6 phần bằng nhau thì số cây lớp 4B trồng được (đóng vai trò số lớn) gồm 7 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :

             6 + 7 = 13 (phần)

Giá trị mỗi phần là :

            390 : 13 = 30 (cây)

Lớp 4A trồng được số cây là :

            30 × 6 = 180 (cây)

Lớp 4B trồng được số cây là :

            390 – 180 = 210 (cây)

             Đáp số : Lớp 4A : 180 cây ;

                           Lớp 4B : 210 cây.

Câu 4

Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 182m. Chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều dài. Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó.

Phương pháp giải:

1. Tìm nửa chu vi ta lấy chu vi chia cho 2.

2. Vẽ sơ đồ: coi chiều rộng (đóng vai trò số bé) gồm 3 phần bằng nhau thì chiều dài (đóng vai trò số lớn) gồm 4 phần như thế.

3. Tìm tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

5. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

6. Tìm số lớn (lấy tổng trừ đi số bé).

Chú ý: Bước 4 và bước 5 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Nửa chu vi mảnh đất hình chữ nhật là :

             182 : 2 = 91 (m)

Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : 

            3 + 4 = 7 (phần)

Giá trị mỗi phần là :

             91 : 7 = 13 (m)

Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là :

            13 × 4 = 52 (m)

Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là :

            91 – 52 = 39 (m)

                       Đáp số : Chiều dài : 52m ;

                                    Chiều rộng : 39m.

Câu 5

Dựa vào sơ đồ sau, nêu bài toán rồi giải bài toán đó.

Phương pháp giải:

- Quan sát sơ đồ tìm tỉ số và tổng của hai số, sau đó nêu bài toán thích hợp.

- Giải bài toán :

1. Tìm tổng số phần bằng nhau.

2. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

4. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé).

Chú ý: Bước 2 và bước 3 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Nêu bài toán: 

Bác Lan thu hoạch được tất cả 360 quả bưởi đựng vào hai bao tải. Bao thứ nhất có số quả bằng \(\dfrac{2}{3}\) số quả ở bao thứ hai. Hỏi mỗi bao đựng được bao nhiêu quả bưởi ?

Bài giải:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : 

                2 + 3 = 5 (phần)

Giá trị mỗi phần là : 

                360 : 5 = 72 (quả)

Bao thứ nhất có số quả bưởi là : 

                72 × 2 = 144 (quả)

Bao thứ hai có số quả bưởi là : 

                360 – 144 = 216 (quả)

                Đáp số: Bao thứ nhất : 144 quả;

                             Bao thứ hai : 216 quả.

 dapandethi.vn