Câu 1
Chơi trò chơi “Đố bạn” :
Mỗi nhóm chia thành hai đội nhỏ.
a) Kể tên một số dạng bài toán đã học.
b) Đội thứ nhất đố : Nói tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số, đội thứ hai trả lời : nêu hai số đó. Sau đó hai đội đổi vai cho nhau.
c) Đội thứ nhất đố : nói các số cần tìm số trung bình cộng, đội thứ hai trả lời : nêu trung bình cộng của các số đó. Sau đó hai đội đổi vai cho nhau.
Phương pháp giải:
a) Xem hình vẽ đã cho để liệt kê một số dạng bài toán đã học.
b), c) Các em tự suy nghĩ nêu ví dụ rồi giải bài toán theo các quy tắc đã học.
Lời giải chi tiết:
a) Một số dạng bài toán đã học :
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài toán về tỉ số phần trăm.
- Bài toán về chuyển động đều.
- Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích).
b) Ví dụ :
Đội thứ nhất đố : Cho hai số có tổng là 72. Biết số lớn gấp 3 lần số bé. Tìm hai số đó.
Đội thứ hai trả lời : 18 và 54.
Đổi vai, đội thứ hai đố : Tìm hai số biết rằng hiệu của hai số đó là 32 và số bé bằng \(\dfrac{3}{5}\) số lớn.
Đội thứ nhất trả lời : 48 và 80.
c) Đội thứ nhất đố : Cho các số 17; 44 và 86. Tìm số trung bình cộng của các số đó.
Đội thứ hai trả lời : 49.
Đổi vai, đội thứ hai đố : Cho các số 33; 51; 99 và 177. Tìm số trung bình cộng của các số đó.
Đội thứ nhất trả lời : 90.
Câu 2
Giải bài toán : Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 15km, giờ thứ hai đi được 19km, giờ thứ ba đi được quãng đường bằng nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ người đi đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: Trung bình cộng = tổng : số số hạng.
- Quãng đường đi trong giờ thứ ba = (quãng đường đi trong giờ thứ nhất + quãng đường đi trong giờ thứ hai) : 2.
- Tính quãng đường trung bình đi được trong mỗi giờ = Tổng quãng đường đi được trong 3 giờ : 3.
Lời giải chi tiết:
Giờ thứ ba người đó đi được số ki-lô-mét là :
(15 + 19) : 2 = 17 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được số ki-lô-mét là:
(15 + 19 + 17) : 3 = 17 (km)
Đáp số: 17km.
Câu 3
a) Đọc bài toán và cho biết bài toán thuộc dạng nào?
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 160m, chiều dài hơn chiều rộng 20m. Tính diện tích mảnh đất đó.
b) Thảo luận các bước giải bài toán.
c) Giải bài toán và viết vào vở.
Phương pháp giải:
- Tính nửa chu vi = chu vi : 2.
- Áp dụng công thức giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 ;
Số bé = (tổng – hiệu) : 2
- Diện tích = chiều dài × chiều rộng.
Lời giải chi tiết:
a) Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
b) Các bước giải : xem phần phương pháp giải.
c) Bài giải :
Nửa chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
(80 – 20) : 2 = 30 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
80 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
50 × 30 = 1500 (m2)
Đáp số : 1500m2.
Câu 4
a) Đọc bài toán và cho biết bài toán thuộc dạng nào?
b) Hai người mua cùng một loại gạo. Người thứ nhất mua 15kg gạo phải trả 232 500 đồng. Người thứ hai phải trả 77 500 đồng. Hỏi người thứ hai mua bao nhiêu ki lô gam gạo?
Phương pháp giải:
- Tính giá tiền của 1kg gạo ta lấy số tiền người thứ nhất phải trả chia cho số kg gạo người đó mua.
- Tính số gạo người thứ hai mua ta lấy số tiền người đó phải trả chia cho giá tiền của 1kg gạo.
Lời giải chi tiết:
a) Đọc bài toán trên ta thấy bài toán thuộc dạng toán quan hệ tỉ lệ.
b) Các bước giải : xem phần phương pháp giải.
c) Bài giải:
Mua 1 ki-lô-gam gạo phải trả số tiền là :
232 500 : 15 = 15 500 (đồng)
Người thứ hai mua số ki-lô-gam gạo là :
77 500 : 15 500 = 5 (kg)
Đáp số: 5kg gạo.
dapandethi.vn