Câu 1
Cây tre rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Hãy giới thiệu một số tư liệu về tre đã được chuẩn bị sẵn.
(Có thể tự giới thiệu các vật dụng bằng tre, tranh ảnh cây tre, bài thơ, đoạn văn, bài hát em thuộc về tre…)
Lời giải chi tiết:
Tre là loài cây thân đốt, mọc thành bụi, thành lũy kiên cố. Cây tre to dùng để đan lát, làm hàng thủ công, làm nhà cửa, lều quán. Tre có gai làm hàng rào bảo vệ chắc chắn. Măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng trở thành nơi trú ngụ của đàn cò cùng hàng trăm loài chim ưa đất lành. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, tre toả rợp bóng mát, mang làn gió tới cho em nhỏ, cho cụ già. Tre làng anh dũng trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc. Hình ảnh lũy tre khiến lòng em xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu.
Sưu tầm ảnh:
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
Tre Việt Nam
1. Tre xanh,
Xanh tự bao giờ ?
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
2. Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
3. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
4. Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non.
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
(Nguyễn Duy)
Câu 3
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
Luỹ thành: bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong (luỹ tre: hàng tre trồng rất dày làm thành rào bảo vệ)
Câu 4
Cùng luyện đọc
Đọc tiếp nối 4 đoạn thơ đến hết bài.
Câu 5
Trả lời câu hỏi:
(1) Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết, ngay thẳng?
Nối ô bên trái có chứa câu thơ với ô chứa nội dung thích hợp ở bên phải để tìm câu trả lời.
2) Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định những điều gì?
a. Đất mãi mãi có thể nuôi cây.
b. Tre là loại cây lá xanh, giàu sức sống suốt bốn mùa.
c. Khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
3) Em thích hình ảnh nào nhất về cây tre và búp măng non? Hình ảnh đó cho em biết điều gì?
M: Em thích hình ảnh cây tre vươn mình trong gió, dù gian khổ vẫn “hát ru lá cành”. Hình ảnh này ca ngợi sức sống mạnh mẽ của cây tre.
Lời giải chi tiết:
1) Nối:
2) Điệp ngữ trong khổ thơ cuối: Khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
Đáp án: c
3) Những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non mà em thích.Có thể chọn:
- Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
(Hi sinh nhường nhịn)
Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
(Khỏe khoắn, ngay thẳng, bất khuất)
Câu 6
Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
Câu 7
Tìm hiều về cốt truyện.
1) Gắn các thẻ từ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ trống cho đúng thứ tự:
- Mở đầu
Sự việc 1 : ...
- Diễn biến
Sự việc 2 : ...
Sự việc 3 : ...
Sự việc 4 : ...
- Kết thúc
Sự việc 5 : ...
(2) Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?
(3) Cốt truyện gồm những phần nào? Mỗi phần có tác dụng gì?
Lời giải chi tiết:
1)
- Mở đầu:
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
- Diễn biến:
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình.
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện
Sự việc 4: Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm.
- Kết thúc:
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn : Nhà Trò được tự do.
2) Theo em, cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
3) Cốt truyện gồm có 3 phần:
- Mở đầu: Là sự việc khởi nguồn cho sự việc tiếp theo
- Diễn biến: gồm những sự việc chính kế tiếp theo
- Kết thúc: là kết quả cuỗi cùng của các sự việc.
Ghi nhớ
dapandethi.vn