Câu 1
Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
a) Những người trong tranh là ai?
b) Họ đang làm gì?
Lời giải chi tiết:
Quan sát bức tranh em thấy:
a) Những người trong tranh là ông tiên, cô gái.
b) Họ đang làm: Ông tiên dặn dò cô gái điều gì đó, cô gái xinh đẹp bước ra từ đóa sen hồng.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
Truyện cổ nước mình
(trích)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(Theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 3
Chọn lời giải thích ở cột phải phù hợp với từ ngữ ở cột trái:
Phương pháp giải:
(- Viết vào vở theo mẫu. M: a – 4
- Dựa vào kết quả đã chọn, hãy nói lời giải nghĩa từ ngữ.)
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Câu thơ nào cho ta biết vì sao tác giả yêu truyện cổ tích nước nhà?
2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Em còn biết những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
(Con đọc lại đoạn thơ từ "Thị thơm thị giấu người thơm" đến "Lời ông cha dạ cũng vì đời sau")
3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
a. Truyện cổ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn thế hệ cha ông.
b. Các bạn thiếu nhi rất thích đọc truyện cổ.
c. Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải.
(Chọn ý đúng và trả lời thành câu.)
Lời giải chi tiết:
1) Câu thơ cho ta biết tác giả yêu truyện cổ tích nước nhà là: Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.
2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ: Tấm Cám (Thị thơm thị giấu người thơm...), Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta).
Những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta mà em biết là: Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh,...
3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài là: Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải.
=> Đáp án: c
Câu 6
Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình.
- Cả lớp học thuộc lòng bài thơ.
- Mỗi nhóm cử một bạn lên thi đọc thuộc lòng trước lớp.
Câu 7
Đọc thầm truyện sau:
"Thỏ và sóc"
Thỏ và Sóc là đôi bạn thân thiết. Một ngày nắng đẹp, đôi bạn rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu vườn thơm phức hương quả chín. Bỗng Thỏ reo lên sung sướng:
- Ôi, chùm quả vàng mọng kìa, ngon quá!
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn Thỏ:
- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm!
Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ. Sức nặng của Thỏ kéo Sóc ngã theo. Rất may, tay Sóc kịp với được cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cành cây cong gập hẳn lại. Chích Choè hốt hoảng kêu lên:
- Cành cây sắp gãy rồi kìa!
Sóc vẫn cố giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng nghe to hơn. Chích Choè cuống quýt bảo Sóc:
- Cậu buông Thỏ ra, nếu không cành cây gãy, cậu sẽ bị rơi xuống đá.
- Tớ không bỏ được, Thỏ là bạn của tớ – Sóc trả lời.
Mỗi lúc cành cây lại đu đưa, lắc lư mạnh thêm.
- Cậu bỏ tớ ra đi, cậu sẽ bị rơi theo đấy. – Thỏ nói với Sóc rồi òa khóc.
- Tớ không bỏ cậu đâu. – Sóc cương quyết.
Chích Choè vội vã bay kêu cứu khắp khu rừng. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu hộc tốc chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài của bác ra đỡ cả Thỏ và Sóc xuống an toàn. Nghe Chích Choè kể lại sự việc, bác Voi âu yếm khen Thỏ và Sóc:
- Các cháu có một tình bạn đẹp.
Hôm ấy đúng là ngày đáng nhớ nhất của đôi bạn thân thiết.
(Theo Hà Mạnh Hùng)
Câu 8
Tìm hiểu về hành động của nhân vật trong truyện
Thảo luận, trả lời câu hỏi, nêu nhận xét:
1) Sóc có những hành động nào?
(- Khi Thỏ định hái chùm quả trên cao, Sóc ...
- Thỏ cố với, trượt chân ngã nhào, Sóc ...
- Cành cây sắp gãy, Chích Chòe bảo buông Thỏ ra, nếu không Sóc có thế rơi xuống đá, Sóc ...
- Thỏ khóc bảo Sóc buông ra nếu không sẽ bị rơi theo, Sóc ...)
2) Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người như thế nào?
3) Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào?
Lời giải chi tiết:
1) Sóc có những hành động:
- Thỏ định hái chùm quả trên cao, Sóc vội ngăn vì sợ nguy hiểm.
- Thỏ trượt chân ngã nhào, Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ.
- Cành cây sắp gãy, Sóc vẫn cố giữ chặt Thỏ, không bỏ bạn.
- Thỏ khóc bảo Sóc buông ra, Sóc cương quyết không rời xa bạn.
2) Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người dũng cảm, nhân hậu, không bỏ rơi bạn dù trong hoàn cảnh nguy hiểm.
3) Các hành động nói trên được kể theo thứ tự: hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.
Ghi nhớ
dapandethi.vn