Câu hỏi 1 :

Đối với máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực từ, rô to quay với tốc độ n(vòng/ giây) thì tần số f (Hz) của dòng điện được tính theo công thức

  • A f = n.p.  
  • B f = 60n/p.    
  • C f = np/60.       
  • D f = n/p

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong các máy phát điện, người ta tạo ra sự biến thiên từ thông bằng cách thay đổi đại lượng nào trong công thức Φ = NBScosα?

  • A B                                       
  • B  N.                                       
  • C S.                                       
  • D α

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tại Thành phố Hải Phòng có dạng nhà máy phát điện nào sau đây:

  • A Nhà máy điện hạt nhân       
  • B Nhà máy nhiệt điện
  • C Nhà máy thuỷ điện                  
  • D  Nhà máy điện mặt trời

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tại Thành phố Hải Phòng có dạng nhà máy nhiệt điện

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Máy phát điện xoay chiều 1 pha có roto là phần cảm gồm 10 cặp cực quay với tốc độ 360 vòng/phút. Tần số dòng điện do máy phát ra có giá trị:


 

  • A 36 Hz
  • B 50 Hz
  • C 60 Hz
  • D 3600 Hz

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp: Sử dụng công thức: f = p.n

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Cách giải:

Tần số dòng điện do máy phát ra có giá trị: \(f = {\text{ }}p.n = 10.\frac{{360}}{{60}} = 60H{\text{z}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha có 5 cặp cực từ vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R = 100W, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L = \frac{{41}}{{6\pi }}H$ và tụ điện có điện dung $C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}F$ ghép nối tiếp với nhau. Tốc độ quay roto của máy có thể thay đổi được. Khi tốc độ roto của máy là n hoặc 3n thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị I. Giá trị của n là:


  • A 5 vòng/s
  • B 15 vòng/s
  • C 25 vòng/s
  • D 10 vòng/s

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp: Chuẩn hoá số liệu

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Cách giải:

Ta có:

$\eqalign{
& {{U.n} \over {\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = {{U.3n} \over {\sqrt {{R^2} + {{\left( {3{Z_L} - {{{Z_C}} \over 3}} \right)}^2}} }} \leftrightarrow {R^2} + {\left( {3{Z_L} - {{{Z_C}} \over 3}} \right)^2} = 9\left( {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \right) \cr
& \leftrightarrow 8{R^2} + {{80} \over 9}Z_C^2 - 16{Z_L}{Z_C} = 0 \leftrightarrow 8{R^2} + {{80} \over 9}Z_C^2 - 16\omega L{1 \over {\omega C}} = 0 \to {Z_C} = 600\Omega = {1 \over {\omega C}} \to \omega = 50\pi \cr} $

mặt khác: f = p.n = 5.n => n = 10p = 5 vòng/s

=> Chọn A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm là nam châm điện có p cặp  cực từ quay với tốc độ n ( vòng / phút). Tần số dòng điện do máy sinh ra được tính

 

 

  • A f =np
  • B \(f = 60\frac{n}{p}\)
  • C \(f = \frac{{np}}{{60}}\)
  • D f = 60 np

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng

  • A cảm ứng điện từ
  • B giao thoa sóng điện
  • C tự cảm
  • D cộng hưởng điện

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi roto của máy quay đều với tốc độ n1 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là I (A); hệ số công suất của đoạn mạch AB là \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\). Khi roto của máy quay đều với tốc độ n2 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là \(\frac{{2I}}{{\sqrt 5 }}\).Mối liên hệ của n2 so với n1 là:

  • A ${n_2} = \frac{1}{2}{n_1}$
  • B ${n_1} = \frac{1}{2}{n_2}$
  • C ${n_2} = \sqrt {\frac{2}{3}} {n_1}$
  • D ${n_1} = \sqrt {\frac{2}{3}} {n_2}$

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp: I = U/Z

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Cách giải:

$\frac{R}{{{Z_1}}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \leftrightarrow 2{R^2} = {R^2} + {\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right)^2} \to \left| {\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right)} \right| = R$

\(\eqalign{
& {{{I_1}} \over {{I_2}}} = {{\sqrt 5 } \over 2} = {{{U \over {\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right)}^2}} }}} \over {{U \over {\sqrt {{R^2} + {{\left( {{{{n_1}{Z_{{L_1}}}} \over {{n_2}}} - {{{n_1}} \over {{n_2}}}{Z_{{C_1}}}} \right)}^2}} }}}} \leftrightarrow 5\left( {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right)}^2}} \right) = 4\left( {{R^2} + {{\left( {{{{n_1}{Z_{{L_1}}}} \over {{n_2}}} - {{{n_1}} \over {{n_2}}}{Z_{{C_1}}}} \right)}^2}} \right) \cr
& \leftrightarrow {R^2} = {\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right)^2}\left[ {4{{\left( {{{{n_1}} \over {{n_2}}}} \right)}^2} - 5} \right] \to 4{\left( {{{{n_1}} \over {{n_2}}}} \right)^2} - 5 = 1 \to {\left( {{{{n_1}} \over {{n_2}}}} \right)^2} = {6 \over 4} = {3 \over 2} \to {{{n_1}} \over {{n_2}}} = \sqrt {{3 \over 2}} \cr} \)

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có 2 cặp cực, stato là 4 cuộn dây nối tiếp có số vòng dây ở mỗi cuộn là 200 vòng. Biết từ thông cực đại qua một vòng dây bằng 5mWb và tốc độ quay của roto là 25 vòng/s thì suất điện động hiệu dụng do máy phát tạo ra gần đúng bằng


 

  • A 200$\sqrt 2 $π(V)         
  • B 220$\sqrt 2 $π(V)         
  • C 110$\sqrt 2 $π(V)         
  • D 200$\sqrt 2 $(V)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Tần số góc của máy phát điện là : $\omega  = 2\pi f = 2\pi .np = 2\pi .25.2 = 100\pi $

Suất điện động hiệu dụng do máy phát tạp ra là : $E = \frac{{{E_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{\omega N\Phi }}{{\sqrt 2 }} = \frac{{100\pi {{.4.200.10}^{ - 3}}}}{{\sqrt 2 }} = 200\sqrt 2 \pi V$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cấu tạo của mạch phát điện xoay chiều một pha gồm hai phần chính là:

  • A  Phần cảm và stato
  • B Phần cảm và phần ứng
  • C Phần cảm vào rôto
  • D   Phần ứng và stato

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

 Đáp án B

* Cấu tạo

Máy phát điện xoay chiều 1 pha (còn gọi là máy dao điện) gồm 2 phần chính:

+ Phần cảm: Là nam châm dùng để tạo ra từ trường. Nam châm của phần cảm có thể là nam châm vĩnh cữu hoặc nam châm điện.

Phần ứng: Là khung dây dẫn dùng để tạo ra dòng điện.

Một trong hai phần cảm và phần ứng đứng yên, phần còn lại quay, bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần tạo ra từ trường là:

  • A   Phần cảm
  • B Phần ứng
  • C Rôto
  • D Stato

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Phần cảm: Là nam châm dùng để tạo ra từ trường. Nam châm của phần cảm có thể là nam châm vĩnh cữu hoặc nam châm điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần quay gọi là:

  • A Phần cảm Phần ứng
  • B Stato
  • C   Rôto 

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần quay gọi là rôto

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Để một máy phát điện xoay chiều roto có 8 cặp cực phát ra dòng điện tần số là 50Hz thì roto quay với vận tốc:


  • A 375 vòng/phút                  
  • B 400 vòng/phút             
  • C 480 vòng/phút                  
  • D 96 vòng/phút

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Áp dụng công thức tính tần số của máy phát điện xoay chiều ta có

$f = np \Rightarrow n = \frac{f}{p} = \frac{{50}}{8} = 6,25v/s = 375$ vòng/phút

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 200Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi roto của máy quay đều với tốc độ 150 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 1A.  Khi roto của máy quay đều với tốc độ 450 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt 3 A\). Nếu roto của máy quay đều với tốc độ 300 vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là

 

 

 

  • A \(\frac{{400}}{{\sqrt 3 }}\)
  • B \(\frac{{200}}{{\sqrt 3 }}\)
  • C \(200\sqrt 3 \)
  • D \(400\sqrt 3 \)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp: Chuẩn hoá số liệu

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Cách giải:

\({{(1)} \over {(2)}} = {{{{200}^2} + 9Z_L^2} \over {9\left( {{{200}^2} + Z_L^2} \right)}} = {1 \over 3} \Rightarrow {Z_L} = {{200} \over {\sqrt 3 }}\Omega \)

Khi n = 300 vòng/phút cảm kháng bằng: \(2{Z_L} = {{400} \over {\sqrt 3 }}\Omega \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng

  • A tạo ra lực quay máy
  • B tạo ra suất điện động xoay chiều
  • C tạo ra từ trường
  • D tạo ra dòng điện xoay chiều

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng tạo ra từ trường

Lời giải chi tiết:

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng tạo ra từ trường

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ba suất điện động xoay chiều phát ra từ một máy phát điện ba pha đang hoạt động, từng đôi một lệch pha nhau 

  • A π/2
  • B 4π/3        
  • C π
  • D 2π/3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ba suất điện động xoay chiều phát ra từ một máy phát điện ba pha đang hoạt động, từng đôi một lệch pha nhau 2π/3

Lời giải chi tiết:

Ba suất điện động xoay chiều phát ra từ một máy phát điện ba pha đang hoạt động, từng đôi một lệch pha nhau 2π/3

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Thiết bị nào sau đây không có khả năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

  • A Hai vành khuyên cùng hai chổi quét trong máy phát điện
  • B Bốn điot mắc thành mạch cầu
  • C Một điốt chỉnh lưu
  • D Hai bán vành khuyên cùng hai chổi quét trong máy phát điện

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở không đáng kể. Nối hai cực của máy với cuộn dây thuần cảm. Khi roto quay với tốc độ  n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là I. Hỏi khi roto quay với tốc độ  3n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm bao nhiêu?

  • A I
  • B 2I
  • C 3I
  • D $${I \over 3}$$

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về máy phát điện xoay chiều một pha.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm:

 $$I = {{{E_0}} \over {\sqrt 2 {Z_L}}} = {{NBS\omega } \over {\sqrt 2 \omega L}} = {{NBS} \over {\sqrt 2 L}}$$

Biểu thức trên cho thấy, cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm không phụ thuộc vào tốc độ quay của roto => A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều gồm 2 cặp cực. Vận tốc quay của rôto là 1500 vòng/phút. Phần ứng của máy gồm 4 cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Biết rằng từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là Ф0 = 5.10-3 Wb và suất điện động hiệu dụng mà máy tạo ra là 120V. Số vòng dây của mỗi cuộn dây là

  • A 100      
  • B  54        
  • C 62  
  • D 27

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Theo bài ra ta có 

$$\eqalign{ & f = {{np} \over {60}} = {{1500.2} \over {60}} = 50\,Hz \cr & E = {{NBS.2\pi f} \over {\sqrt 2 }} = {{N{\Phi _0}.2\pi f} \over {\sqrt 2 }} \cr & 120 = {{N{{.5.10}^{ - 3}}.2\pi f} \over {\sqrt 2 }} = N = 108\,(v) \cr & = > {N_0} = {{108} \over 4} = 27 \cr} $$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha sản xuất ra suất điện động có biểu thức \(e = 1000\sqrt 2 \sin 100\pi tV\) . Nếu rô to quay 600 vòng/phút thì số cặp cực là

  • A p = 10. 
  • B  p = 5.   
  • C p = 4. 
  • D p = 8.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tần số của máy phát điện xoay chiều f = n.p

Lời giải chi tiết:

Tần số của dòng điện là f = 50Hz

Số vòng mà rôto quay được trong 1s là n = 600: 60 = 10 vòng/ s

Số cặp cực của máy phát điện là \(f = n.p =  > p = {f \over n} = {{50} \over {10}} = 5\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có roto là nam châm với 2 cặp cực từ, quay đều quanh tâm máy phát với tốc độ 25 vòng/s. Tần số của suất điện động xoay chiều do máy phát tạo ra là:


  • A 12,5Hz
  • B 50 Hz
  • C 5Hz
  • D 100Hz

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp : Áp dụng công thức tính tần số của dòng điện do máy phát điện phát ra là \(f = np\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Áp dụng công thức tính tần số của dòng điện do máy phát điện ra là  \(f = np = 2.25 = 50Hz\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, từ trường quay có vecto  quay 300 vòng /phút và được tạo bởi 20 cực nam châm điện (10 cực bắc và 10 cực nam), tần số của dòng điện do máy phát ra là:

  • A 10Hz
  • B 100Hz
  • C 20Hz
  • D 50Hz

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sử dụng công thức tính tần số của dòng điện trong máy phát điện

Lời giải chi tiết:

Ta có:
\(f = n.p = 10.\frac{{300}}{{60}} = 50Hz\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Về mặt kĩ thuật, để giảm tốc độ quay của roto trong máy phát điện xoay chiều, người ta thường dùng roto có nhiều cặp cực. Roto của một máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực quay với tốc độ 750 vòng/phút. Dòng điện do máy phát ra có tần số 50 Hz. Số cặp cực của roto là

  • A 1
  • B 2
  • C 6
  • D 4

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(f = {{np} \over {60}} \Rightarrow p = {{60f} \over n} = {{60.50} \over {750}} = 4\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động ổn định, suất điện động cảm ứng cực đại trên mỗi pha là E0 . Khi từ thông qua cuộn dây thứ nhất đạt cực đại thì suất điện động cảm ứng trên hai cuộn còn lại là  e2 và e3 có giá trị là 

  • A
    \({e_2} = {e_3} = - \frac{{{E_0}}}{2}\)
  • B
    \({e_2} = - {e_3} = \frac{{{E_0}\sqrt 3 }}{2}\)
  • C
    \({e_2} = {e_3} = \frac{{{E_0}}}{2}\)
  • D
    \({e_2} = - {e_3} = \frac{{{E_0}}}{2}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính suất điện động của máy phát điện xoay chiều 3 pha

Lời giải chi tiết:

Giả sử suất điện động trong cuộn dây thứ nhất là: e = E0. Cos (ωt) thì suất điện động trong hai cuộn dây kia là:

\({e_2} = {E_0}.\cos (\omega t + \frac{{2\pi }}{3})V;{e_3} = {E_0}.\cos \left( {\omega t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)V\)

Khi từ thông qua cuộn dây thứ nhất đại cực đại thì tức là e = 0. (vì e lệch pha so với từ thông một góc 90 độ)

nên ta có

\({e_1} = 0V \Rightarrow \omega t = \frac{\pi }{2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{e_2} = {E_0}.\cos \left( {\frac{\pi }{2} + \frac{{2\pi }}{3}} \right) = - \frac{{\sqrt 3 }}{2}{E_0}\\
{e_3} = {E_0}.\cos \left( {\frac{\pi }{2} - \frac{{2\pi }}{3}} \right) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}{E_0}
\end{array} \right.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đối với máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực từ, rô to quay với tốc độ n(vòng/ giây) thì tần số f (Hz) của dòng điện được tính theo công thức

  • A f = n.p.  
  • B f = 60n/p
  • C f = np/60. 
  • D f = n/p

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

 Rôto của một máy phát điện xoay chiều có 5 cặp cực, quay với tốc độ 720 vòng/phút. Tần số của suất điện động là:

  • A   50Hz
  • B 100Hz
  • C 60Hz
  • D   120Hz

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức: \(f = \frac{{Np}}{{60}}\)

Lời giải chi tiết:

 Đáp án C

Tần số của suất điện động: \(f = 5\frac{{720}}{{60}} = 60(H{\rm{z}})\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Rôto của máy phát điện xoay chiều có 5 cặp cực, tần số của dòng điện phát ra là 50Hz. Tốc độ quay của rôto là:

  • A 12vòng/ s
  • B 10vòng/ s
  • C   20 vòng/s
  • D   24 vòng/s

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức: \(f = np\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Ta có: \(f = np \to n = \frac{f}{p} = \frac{{50}}{5} = 10\) (vòng/s)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Dòng điện xoay chiều 3 pha là:

  • A Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều một pha có cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau \(\frac{{2\pi }}{3}\)
  • B  Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều một pha gây bởi 3 máy phát điện giống nhau.
  • C Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều có cùng biên độvà lệch pha nhau \(\frac{{2\pi }}{3}\)
  • D Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều gây bởi 3 suất điện động cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau \(\frac{{2\pi }}{3}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Dòng điện xoay chiều 3 pha là:Hệ thống 3 dòng điện xoay chiều gây bởi 3 suất điện động cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau \(\frac{{2\pi }}{3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Phát biểu nào sau đây sai

  • A Một ưu điểm của dòng điện xoay chiều 3 pha là tiết kiệm dây.
  • B Dòng điện 3 pha có thể tạo ra từ trường quay.
  • C  Phần cảm của máy phát điện xoay chiều 3 pha là nam châm có 3 cực.
  • D Máy phát điện xoay chiều 3 pha gồm có 2 phần chính: phần cảm và phần ứng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về máy phát điện

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

A, B, D - đúng

C - sai vì: Nam châm luôn luôn có 2 cực

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Chọn phát biểu đúng về máy phát điện xoay chiều 3 pha

  • A Nguyên tắc  hoạt động dựa vào hiện tượng tự cảm.
  • B Biên độ của 3 suất điện động tỉ lệ thuận với số vòng quay trong 1 giây của rôto.
  • C Phần ứng gồm 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau \(\pi /3\) trên đường tròn.
  • D Ba suất điện động ở 3 cuộn dây cùng tần số, cùng pha và cùng biên độ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về máy phát điện

Lời giải chi tiết:

 Đáp án B

A- sai vì máy phát điện xoay chiều 3 pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

B- đúng

C- sai vì phần ứng gồm 3 cuộn dây giống nhau gắn cố định trên một đường tròn lệch nhau một góc 1200

D- sai vì Ba suất điện động ở 3 cuộn dây cùng tần số, cùng biên độ nhưng lệch pha nhau góc 1200

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Trong cách mắc dòng điện xoay chiều 3 pha theo hình sao với 3 tải đối xứng. Chọn phát biểu sai

  • A  Cường độ dòng điện dây trung hòa bằng không.
  • B Cường độ dòng điện trong mỗi dây bằng cường độ dòng điện trong mỗi pha.
  • C  Điện áp giữa hai đầu mỗi pha bằng \(\sqrt 3 \)lần điện áp giữa hai dây pha.
  • D  Công suất tiêu thụ của mạng điện bằng 3 lần công suất tiêu thụ ở mối pha.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C 

\({U_d} = \sqrt 3 {U_p},{I_d} = {I_p}\)

=> Phương án C sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Trong mạng điện xoay chiều 3 pha hình sao có điện áp hiệu dụng giữa hai đầu một pha điện là 127V thì điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha là:

  • A 127V
  • B 220V
  • C 73,3V
  • D 146,6V

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức khi 3 pha mắc hình sao: \({U_d} = \sqrt 3 {U_p},{I_d} = {I_p}\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Ta có, khi 3 pha mắc hình sao: \({U_d} = \sqrt 3 {U_p} = \sqrt 3 .127 \approx 220(V)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Một máy phát điện của phòng thí nghiệm gồm một khung dây quay trong từ trường đều với vecto cảm ứng từ có độ lớn là B và có phương vuông góc với trục quay của khung. Khung dây gồm các vòng dây giống hệt nhau, mỗi vòng có diện tích S. Từ thông cực đại qua mỗi vòng của khung dây bằng

  • A . B.S2               
  • B B.S.                        
  • C  B2S2 .                     
  • D B2S

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Công thức tính từ thông

Lời giải chi tiết:

Công thức tính từ thông là Ф = N.B.S; vì N = 1 nên chỉ còn B.S

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Máy phát điện xoay chiều một pha kiểu cảm ứng có phần cảm là rô to gồm 6 cặp cực từ. Rô to quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động sinh ra có tần số bằng.

  • A 60 Hz.                    
  • B 50 Hz.                     
  • C 30Hz.                      
  • D 80 Hz

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tần số của máy phát điện xoay chiều một pha 

Lời giải chi tiết:

Tần số của suất điện động do máy phát tạo ra là

 \(f = {{pn} \over {60}} = {{6.300} \over {60}} = 30Hz\)

Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm là nam châm điện có n cặp cực từ. Khi roto quay với tốc độ 600 vòng/phút thì máy tạo ra suất điện động \(\text{e}=1\text{000}\sqrt{\text{2}}\text{cos(100 }\!\!\pi\!\!\text{ t) (V)}\). Số cặp cực từ là

  • A 4
  • B 10
  • C 5
  • D 8

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công thức tính tần số dòng điện do máy phát ra: \(f=\frac{n{{v}_{q}}}{60}\) với vq (vòng/phút)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(f=\frac{n{{v}_{q}}}{60}\Rightarrow n=\frac{60.f}{{{v}_{q}}}=\frac{60.\omega }{2\pi .{{v}_{q}}}=5\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Một máy phát điện một pha có 6 cặp cực, rô to quay với tốc độ 1200 vòng /phút. Tần số của dòng điện do máy tạo ra là:

  • A 120 Hz                               
  • B 60 Hz                                 
  • C  50 Hz                                
  • D  100 Hz.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Công thức tính tần số dòng điện: f = p.n

Với n là số cặp cực; p là tốc độ quay của rôto (vòng/giây)

Lời giải chi tiết:

Tần số của dòng điện do máy tạo ra là:

\(f = p.n = \frac{{1200}}{{60}}.6 = 120Hz\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto. Khi rôto quay với tốc độ 375 vòng/phút thì tần số của suất điện động cảm ứng mà máy phát tạo ra là 50 Hz. Số cặp cực của roto bằng

  • A  8                                  
  • B 4
  • C 16
  • D 12

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Công thức tính tần số của suất điện động cảm ứng do máy phát điện tạo ra là f = p.n.

Với p là số cặp cực; n (vòng/giây) là tốc độ quay của roto.

Lời giải chi tiết:

Đổi 375 vòng/phút = 6,25 vòng/giây.

Ta có:

\(f = p.n \Rightarrow p = \frac{f}{n} = \frac{{50}}{{6,25}} = 8\) 

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức \(e = {E_0}.cos\left( {\omega t + \varphi } \right)V\). Khung dây gồm N  vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là:

 

  • A \(\frac{{{E_0}}}{{N\omega }}\)
  • B \(N\omega {E_0}\)
  • C \(\frac{{N{E_0}}}{\omega }\)
  • D \(\frac{{N\omega }}{{{E_0}}}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Biểu thức từ thông và suất điện động cảm ứng:

\(\left\{ \begin{array}{l}
\Phi = N.B.S.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) = {\Phi _0}.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\
e = - \frac{{d\Phi }}{{dt}} = NB.S.\omega .sin\left( {\omega t + \varphi } \right) = {E_0}.\cos \left( {\omega t + \varphi - \frac{\pi }{2}} \right)
\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có

\(\left\{ \begin{array}{l}
\Phi = N.B.S.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) = N.{\Phi _0}.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\
e = - \frac{{d\Phi }}{{dt}} = {E_0}.\cos \left( {\omega t + \varphi - \frac{\pi }{2}} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow {\Phi _0} = \frac{{{E_0}}}{{N.\omega }}\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha với roto có 8 cặp cực, để máy phát tạo ra được dòng điện xoay chiều với tần số 50Hz thì tốc độ quay của roto phải bằng

  • A \(6,25\) vòng/phút
  • B 12,5 vòng/phút
  • C 375 vòng/phút
  • D  750 vòng/phút

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức: \(f = np\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(f = np \Rightarrow n = \dfrac{f}{p} = \dfrac{{50}}{8} = 6,25\) vòng/s \( = 375\) vòng/ phút

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máyphát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?

  • A 3000 vòng/phút   
  • B 1500 vòng/phút
  • C 750 vòng/ phút 
  • D  500 vòng/phút.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

 Chọn đáp án C

+ Tốc độ quay của roto \(n = \frac{{60f}}{p} = \frac{{60.50}}{4} = 750\) vòng/phút.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha phát ra suất điện động e = 1000\(\sqrt 2 \)cos(100πt) (V). Nếu roto quay với vận tốc 600 vòng/phút thì số cặp cực là

  • A 8
  • B 5
  • C 10
  • D 4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tần số của máy phát điện xoay chiều \(f = n.p\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Theo bài ra ta có \(f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{n}{{60}}p =  > p = \frac{{60.\omega }}{{2\pi .600}} = 5\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Một máy phát điện xoay chiều với khung dây có 500 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 0,2mWb, tốc độ góc của khung dây là 3000 vòng/phút. Biên độ của suất điện động là:

  • A   62,8V
  • B 47,1V
  • C 15,7V
  • D   31,4V

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức: \(f = np\)

Vận dụng biểu thức tính biên độ suất điện động: \({E_0} = \omega NBS = \omega N{\Phi _0}\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Ta có:

+ Tần số: \(f = np = \frac{{3000}}{{60}} = 50(H{\rm{z}})\)

\( \to \omega  = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi (ra{\rm{d}}/s)\)

+ Biên độ suất điện động: \({E_0} = \omega NBS = \omega N{\Phi _0} = 100\pi .500.0,{2.10^{ - 3}} = 10\pi  \approx 31,42(V)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha có roto gồm 4 cặp cực từ. Khi máy hoạt động tạo điện áp xoay chiều u = 220\(\sqrt{2}\) cos100πt (V). Roto quay với tốc độ

  • A 3000 vòng/phút
  • B 750 vòng/phút
  • C 1500 vòng/phút
  • D 500 vòng/phút

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tần số dòng điện do máy phát xoay chiều một pha có p cặp cực tạo ra: f = np

Lời giải chi tiết:

Tần số dòng điện do máy phát xoay chiều một pha có p cặp cực tạo ra: f = np

Theo bài ra ta có n = 4; ω = 100π rad/s => f = 50Hz

Vậy p = 50/4 = 12,5 vòng/s = 750 vòng/phút

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha có \(16\) cặp cực, phần cảm là rôto quay với tốc độ \(375\) vòng/phút. Tần số của suất điện động cảm ứng mà máy phát tạo ra là

  • A \(160\,\,Hz\).  
  • B \(75\,\,Hz\).       
  • C \(125\,\,Hz\).  
  • D \(100\,\,Hz\).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tần số của máy phát điện xoay chiều: \(f = \dfrac{{np}}{{60}}\)

Lời giải chi tiết:

Tần số mà máy phát điện tạo ra là: \(f = \dfrac{{np}}{{60}} = \dfrac{{16.375}}{{60}} = 100\,\,\left( {Hz} \right)\)

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha từ trường quay có vecto \(\overrightarrow B \) quay 600 vòng/phút. Roto cấu tạo bởi 12 cặp cực Bắc – Nam quay với tốc độ là :

  • A 60 vòng/phút
  • B 120 vòng/phút
  • C 50 vòng/phút
  • D 100 vòng/phút

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp :

Công thức tính tần số : \(f = np\)

Lời giải chi tiết:

Cách giải :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha từ trường quay có vecto \(\overrightarrow B \) quay 600 vòng/phút = 10 vòng/s

→ Tần số : f = 10 Hz

Ta có :  \(f = \frac{{np}}{{60}} \Rightarrow n = \frac{{60f}}{p} = \frac{{60.10}}{{12}} = 50\left( {vong/phut} \right)\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là roto quay với tốc độ 375 vòng/phút. Tần số của suất điện động cảm ứng mà máy phát tạo ra là 50Hz. Số cặp cực của roto bằng

  • A 12
  • B 4
  • C 16
  • D 8

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Máy phát điện xoay chiều 1 pha có p cặp cực, roto quay n vòng/s thì tần số dòng điện tạo ra là f = np

Lời giải chi tiết:

Ta có n = 375 vòng/phút = 6,25 vòng/s

Tần số dòng điện f = np => 50 = 6,25p => Số cặp cực p = 8

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha phát ra suất điện động \(e=1000\sqrt{2}\text{cos100}\pi t\text{ (V)}\). Nếu roto quay với vận tốc 600 vòng/phút thì số cặp cực là:

  • A 4
  • B 10
  • C 5
  • D 8

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tần số dòng điện tạo ra bởi máy phát điện xoay chiều 1 pha: f = np với n là tốc độ quay của roto (vòng/s) và p là số cặp cực

Lời giải chi tiết:

Tần số dòng điện f  = 50Hz

Tốc độ quay của roto n = 600 vòng/phút = 10 vòng/s

Ta có f = np => 50 = 10p => p = 5

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha rôto có 2 cặp cực. Để tần số dòng điện phát ra là 50 (Hz) thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?

  • A 1000 (vòng/phút). 
  • B 500 (vòng/phút).   
  • C 80 (vòng/phút).      
  • D 1500 (vòng/phút).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tần số của dòng điện xoay chiều: f = p.n

Lời giải chi tiết:

Tốc độ quay của rôto là:

\({\rm{n  =  }}\dfrac{{\rm{f}}}{{\rm{p}}}{\rm{  =  }}\dfrac{{{\rm{50}}}}{{\rm{2}}}{\rm{  =  25 }}\left( {{\rm{vong/s}}} \right){\rm{  =  1500}}\,\,\left( {{\rm{vong/phut}}} \right)\)

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Ba suất điện động e1, e2 và e3 được tạo bởi một máy phát điện xoay chiều ba pha. Tại thời điểm \({e_1} = {e_2} =  - 10V\) thì suất điện động e3 có giá trị bằng

  • A 10V  
  • B 20V       
  • C \(20\sqrt 3 V\)   
  • D \(10\sqrt 3 V\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Máy phát điện xoay chiều ba pha: \({e_1} + {e_2} + {e_3} = 0\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{e_1} + {e_2} + {e_3} = 0\\{e_1} = {e_2} =  - 10V\end{array} \right. \Leftrightarrow \left( { - 10} \right) + \left( { - 10} \right) + {e_3} = 0 \Rightarrow {e_3} = 20V\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Trong máy phát điện xoay chiều ba pha, mỗi pha có suất điện động cực đại là \({E_0}\). Khi suất điện động tức thời ở cuộn 1 bị triệt tiêu thì giá trị suất điện động tức thời trong cuộn 2 và cuộn 3 tương ứng là \({e_2}\) và \({e_3}\) thỏa mãn hệ thức là

  • A \({e_2}{e_3} =  - \dfrac{{E_0^2}}{4}.\)
  • B \({e_2}{e_3} = \dfrac{{3E_0^2}}{4}.\)
  • C \({e_2}{e_3} =  - \dfrac{{3E_0^2}}{4}.\)
  • D \({e_2}{e_3} = \dfrac{{E_0^2}}{4}.\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức của suất điện động trong máy phát điện xoay chiều ba pha \(\left\{ \begin{array}{l}{e_1} = {E_0}cos\left( {\omega t} \right)\\{e_2} = {E_0}cos\left( {\omega t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\\{e_3} = {E_0}cos\left( {\omega t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, biểu thức suất điện động của mỗi pha trong máy phát điện xoay chiều ba pha:

\(\left\{ \begin{array}{l}{e_1} = {E_0}cos\left( {\omega t} \right)\\{e_2} = {E_0}cos\left( {\omega t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\\{e_3} = {E_0}cos\left( {\omega t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\end{array} \right.\)

Khi suất điện động tức thời ở cuộn 1 bị triệt tiêu

\({e_1} = 0 \Rightarrow cos\omega t = 0 \Rightarrow \left| {\sin \omega t} \right| = 1\)

\({e_2} = {E_0}cos\left( {\omega t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right) = {E_0}\left[ {cos\left( {\omega t} \right){\rm{cos}}\dfrac{{2\pi }}{3} - \sin \omega t.\sin \dfrac{{2\pi }}{3}} \right] =  - {E_0}sin\left( {\omega t} \right)\sin \dfrac{{2\pi }}{3}\)

\({e_3} = {E_0}cos\left( {\omega t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right) = {E_0}\left[ {cos\left( {\omega t} \right){\rm{cos}}\dfrac{{2\pi }}{3} + \sin \omega t.\sin \dfrac{{2\pi }}{3}} \right] = {E_0}sin\left( {\omega t} \right)\sin \dfrac{{2\pi }}{3}\)

Do \(\left| {\sin \omega t} \right| = 1\) \( \Rightarrow {e_2}.{e_3} = \dfrac{{ - 3}}{4}E_0^2\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải