Câu hỏi 1 :

Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào sau đây?

  • A Lũ quét.
  • B Bão.      
  • C Động đất.   
  • D Hạn hán.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Mưa lớn, địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật là nguyên nhân dẫn đến lũ quét (sgk trang 63)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là

  • A các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.
  • B dân số tăng nhanh và phân bố.
  • C  do con người chặt phá rừng bừa bãi.
  • D chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đổ ra sông, hồ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đổ ra sông, hồ (sgk Địa lí 11 trang 14)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ở nước ta tháng nào có tần suất bão lớn nhất?

  • A VIII.   
  • B VI.
  • C X.   
  • D IX.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta tháng 9 có tần suất bão lớn nhất, sau đó đến tháng 10 và tháng 8 (sgk Địa lí 12 trang 62 và Atlat trang 9)

=> Chọn đáp án D

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A bị ngập lụt vào mùa mưa trên diện rộng. 
  • B bị nhiễm phèn vào mùa mưa với diện tích lớn.
  • C có địa hình tương đối cao và khá bằng phẳng.
  • D có hệ thống đê bao quanh để chống ngập.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là bị ngập lụt vào mùa mưa trên diện rộng do mùa mưa có mưa lớn kéo dài, nước sông Mê Công đổ về, lại không có đê ngăn lũ nên ngập lụt diện rộng

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Lũ quét ở nước ta là thiên tai:

  • A dễ dàng dự đoán khi xảy ra
  • B bất thường và gây hậu quả nghiêm trọng
  • C bất thường, gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra ở vùng đồi núi
  • D xảy ra ở vùng đồi núi

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng (sgk trang 63)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Mùa khô kéo dài 4-5 tháng diễn ra ở khu vực

  • A  Đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên
  • B Ven biển Cực Nam Trung Bộ
  • C Miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió
  • D Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ở miền Nam mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Thiên tai nào dưới đây không  xảy ra ở vùng  núi Tây Bắc nước ta?

  • A Rét hại. 
  • B Lũ quét.   
  • C Trượt lở đất.     
  • D  Triều cường.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thiên tai không  xảy ra ở vùng  núi Tây Bắc nước ta là Triều cường vì vùng núi Tây Bắc không giáp biển

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thiên tai nào dưới đây rất hiếm khi xảy ra ở khu vực đồng bằng nước ta

  • A Hạn hán      
  • B Bão
  • C Ngập lụt   
  • D Động đất

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thiên tai rất hiếm khi xảy ra ở khu vực đồng bằng nước ta là Động đất (sgk Địa lí 12 trang 64)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đây không phải là dạng thiên tai phổ biến ở biển và ven biển nước ta?

  • A Sạt lở bờ biển    
  • B Bão, lũ
  • C Cát bay, cát chảy                
  • D Động đất và núi lửa phun trào

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong nhiều năm trở lại đây, so với bãi, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở bờ biển hay cát bay cát chảy thì động đất ít xảy ra hơn và hiện tượng núi lửa phun trào cũng được xem như là không có

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão ở nước ta vào các tháng

  • A V – X.
  • B VI – XI.   
  • C VII – XII.
  • D V – XII

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão ở nước ta  bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là nhằm mục đích nào sau đây?

  • A Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
  • B Phòng và khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
  • C Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
  • D Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên và môi trường đi đôi với phát triển bền vững. (sgk Địa lí 12 trang 65)

=> Chọn đáp án C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Mỗi năm có khoảng mấy cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền của nước ta?

  • A  5-6 cơn.      
  • B  2-3 cơn.    
  • C 3-4 cơn.    
  • D 9-10 cơn

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Mỗi năm có khoảng 3-4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền của nước ta (sgk Địa lí 12 trang 38, 62)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là :

  • A Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
  • B

    Cực Nam Trung Bộ.

  • C Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
  • D Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khô hạn ở Cực Nam Trung Bộ kéo dài 6-7 tháng, là vùng có tình trạng khô hạn nặng và kéo dài nhất nước ta

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đây là hiện tượng thường đi liền với bão :

  • A Sóng thần.  
  • B Động đất.            
  • C Gió mạnh, mưa lớn 
  • D Ngập úng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bão thường có gió mạnh mà mưa lớn, gây lật úp tàu thuyền trên biển, gây ngập mặn vùng ven biển, gây ngập lụt trên diện rộng… (sgk trang 63)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là:

  • A Có mật độ dân số cao nhất nước ta. 
  • B Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
  • C Có lượng mưa lớn nhất nước.   
  • D Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất nước ta là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc.

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Lũ quét, lũ ống là thiên tai hay xảy ra ở

  • A miền đồng bằng có lượng mưa nhiều, lớp phủ thực vật thưa thớt
  • B miền núi có độ dốc nhỏ nhưng lượng mưa lớn, lớp phủ thực vật dày
  • C miền núi có độ dốc cao, lượng mưa lớn, lớp phủ thực vật thưa thớt
  • D miền ven biển có lượng mưa lớn, lớp phủ thực vật dày

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống (sgk trang 63)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Biện pháp để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta là

  • A  sử dụng tiết kiệm nguồn nước.     
  • B phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
  • C xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí
  • D  làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta cần quy hoạch và có kế hoạch sử dụng nguồn nước một cách hợp lí, trong đó có việc xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm

  • A XI
  • B  X
  • C  VII
  • D IX

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất ở vào tháng 9 trong năm (xem thêm Atlat trang 9 và sgk Địa lí 12 trang 62)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta?

  • A Lũ quét.     
  • B Triều cường.      
  • C Rét hại.      
  • D Trượt lở đất

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Thiên tai không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta là Triều cường vì Tây Bắc không giáp biển, không trực tiếp chịu ảnh hưởng của thủy triều

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hiện tượng cát bay cát chảy lấn chiếm ruộng vườn làng mạc làm hoang hóa đất đai phổ biến nhất ở

  • A Bắc Bộ        
  • B Nam Bộ.
  • C Tất cả các vùng ven biển.        
  • D Ven biển miền Trung.

     

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng cát bay cát chảy lấn chiếm ruộng vườn làng mạc làm hoang hóa đất đai phổ biến  nhất ở Ven biển miền Trung, vì thế ven biển miền Trung có các cánh rừng chắn cát bay

=> Chọn đáp án D

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian:

  • A từ tháng III đến tháng X.      
  • B từ tháng VI đến tháng XI.
  • C từ tháng V đến tháng XII. 
  • D từ tháng VI đến tháng XII

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 (sgk Địa lí 12 trang 62)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

  • A thực hiện tốt công tác dự báo.        
  • B xây dựng các công trình thủy lợi.
  • C chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.  
  • D tạo ra các giống cây chịu hạn.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí (sgk trag 64)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Vùng nào sau đây ở nước ta ít chịu ảnh hưởng của bão hơn cả?

  • A Duyên hải Nam Trung Bộ.  
  • B Đồng bằng sông Hồng.
  • C Đồng bằng Sông Cửu Long.            
  • D Bắc Trung Bộ.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, vùng ít chịu ảnh hưởng của bão hơn cả là Đồng bằng sông Cửu Long

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Giải pháp cơ bản nhất để hạn chế hiện tượng cát bay, cát chảy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là

  • A xây dựng hệ thống đê điều.   
  • B Bảo vệ rừng ngập mặn.
  • C trồng rừng phòng hộ.    
  • D đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Giải pháp cơ bản nhất để hạn chế hiện tượng cát bay, cát chảy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là trồng rừng phòng hộ: rừng phi lao ngăn không cho cát bay, cát chảy…(sgk trang 157)

=> Chọn đáp án  C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Ở nước ta mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng diễn ra ở khu vực

  • A miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió
  • B đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên
  • C ven biển Cực Nam Trung Bộ
  • D Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Miền Bắc tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, sông Mã (Sơn La) Lục Ngạn ( Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ý nào sau đây không thể hiện đặc điểm của lũ quét?

  • A Gây hậu quả nghiêm trọng          
  • B Là thiên tai bất thường
  • C Xu hướng ngày càng giảm         
  • D Xảy ra ở địa hình cao bị chia cắt mạnh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật… Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả nghiêm trọng. Ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão?

  • A Duyên hải miền Trung.              
  • B Đồng bằng sông Hồng.
  • C Đồng bằng sông Cửu Long.      
  • D Trung du miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, duyên hải miền Trung là vùng chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất, hơn nữa đây lại là vùng địa hình hẹp ngang, sông ngòi dốc đứng, bão kèm mưa lớn dễ gây lũ, lũ quét gây nhiều thiệt hại về người và của

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm

  • A lên chậm, rút chậm.      
  • B lên nhanh, rút nhanh.
  • C lên chậm, rút nhanh.       
  • D  lên nhanh, rút chậm.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm lũ lên chậm, rút chậm do diện tích lưu vực lớn, sông rộng, lũ ngập tràn đồng bằng, lại có Biển Hồ của Cmpuchia điều tiết nước...

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:

  • A Cát bay, cát chảy.
  • B Động đất.
  • C Sạt lở bờ biển.
  • D Bão.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là Động đất. Tại vùng biển,  động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 64)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Vấn đề quan trọng  nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng

  • A mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên.
  • B cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
  • C ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
  • D mất cân bằng sinh thái và sự biến đổi khí hậu. 

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vấn đề quan trọng  nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường (Sgk Địa lí 12 trang 62)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải