Câu hỏi 1 :

Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là:

  • A Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.    
  • B  Rộng 15.000km2.
  • C Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông.    
  • D Có các ruộng bậc cao bạc màu

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 40 nghìn km2, không có đê bao bọc nhưng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ diện tích đất phù sa ngọt so với tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là:

  • A 41%   
  • B 19% 
  • C 30%   
  • D 10%

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ diện tích đất phù sa ngọt so với tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là 30% (sgk Địa lí 12 trang 186)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở:

  • A Đồng Tháp Mười
  • B Ven biển Đông và ven vịnh Thái Lan
  • C Kiên Giang
  • D Tứ giác Long Xuyên

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Kiến thức lớp 12 bài 41 hoặc atlat trang 11 thấy đất mặn phân bố dọc theo ven biển Đông, vùng trung tâm bán đảo Cà Mau và ven vịnh Thái Lan

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên đất của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A Đất phèn và đất mặn có diện tích lớn hơn đất phù sa ngọt.
  • B  Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chật, khó thoát nước
  • C Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng.
  • D Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng với tài nguyên đất của Đồng bằng sông Cửu Long là Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng. Vì đất ở Đồng bằng sông Cửu Long độ dốc nhỏ nên hạn chế xảy ra xâm thực, xói mòn; đất ở đây cũng được bồi đắp hằng năm nên đất bạc màu không nhiều

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm

  • A Phần đất nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và dải đất ven biển.
  • B Phần đất dọc sông Tiền, sông Hậu và phần đất giáp Đông Nam Bộ.
  • C Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
  • D Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và đồng bằng Cà Mau.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 185, Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Biểu hiện nào sau đây không đúng với tính chất cận xích đạo của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A Chế độ nhiệt cao, ổn định, nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C
  • B Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ.
  • C Biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.
  • D  Lượng mưa hằng năm lớn (1300 – 2000 mm), từ tháng V đến tháng X.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện không đúng với tính chất cận xích đạo của Đồng bằng sông Cửu Long là Biên độ nhiệt độ trung bình năm cao. Vì Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm nên biên độ nhiệt trung bình năm thấp, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất không chênh lệch nhau nhiều

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A An Giang         
  • B Trà Vinh  
  • C Long An.        
  • D Bến Tre

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat trang 30 – Các vùng kinh tế trọng điểm có thể thấy ngay Long An thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Các tỉnh /thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A Long An, Tiền Giang.  
  • B Vĩnh Long, Trà Vinh.
  • C Cần Thơ, Hậu Giang.
  • D An Giang, Kiên Giang.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Quan sát Atlat Địa lí trang 30, các tỉnh/ thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là  Long An và Tiền Giang.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm nổi bật về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A  Trình độ thâm canh đang được nâng lên.     
  • B Công nghiệp chế biến còn yếu.
  • C Có nhiều đô thị lớn.   
  • D Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng với đặc điểm nổi bật về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là Điều kiện giao thông vận tải thuân lợi (sgk Địa lí 12 trang 108)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh. 
  • B nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
  • C đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
  • D thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô

=> Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.

=> Chọn đáp án D

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do?

  • A Được phù sa bồi đắp hàng năm.
  • B Có mùa khô kéo dài và sâu sắc.
  • C Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu vào đồng bằng.
  • D Địa hình thấp, nhiều ô trũng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn là do có mùa khô kéo dài và sâu sắc, địa hình thấp, nhiều ô trũng, nước triều dễ lấn sâu vào đất liền...

=> Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do “Được phù sa bồi đắp hàng năm”. Phù sa bồi đắp là nguyên nhân  Đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa ngọt màu mỡ chứ không phải nguyên nhân làm mặn hóa, phèn hóa đất đai

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là

  • A lợn
  • B gia cầm
  • C thuỷ sản nước ngọt
  • D dừa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là gia cầm – kí hiệu mũi tên thẳng lên trên. (quan sát bảng 25.2 SGK/109 Địa lí 12)

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyên về nuôi vịt, trồng lúa, trồng cây ăn quả, điều đó cho thấy

  • A các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
  • B cơ cấu vật nuôi, cây trồng có nhiều thay đổi quan trọng.
  • C việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  • D tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vùng ĐBSCL chuyên về nuôi vịt , trồng lúa, trồng cây ăn qủa, cho thấy các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. Đây là vùng đồng bằng, nhiều kênh rạch chằng chịt, đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào thích hợp trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi vịt.

Chọn: A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

“2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn” là đặc điểm của

  • A đồng bằng Nghệ An.
  • B đồng bằng sông Hồng.
  • C đồng bằng sông Cửu Long.
  • D đồng bằng Thanh Hóa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long có tới 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn phân bố ở ở các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau (đất phèn) và phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan (đất mặn).

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải

  • A có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
  • B tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
  • C duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.   
  • D  chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn, chính vì vậy, công tác thủy lợi có vai trò quan trọng hàng đầu

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh

  • A Đồng Tháp.    
  • B  Cần Thơ.
  • C An Giang.
  • D Cà Mau

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat trang 25, Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp.

=> Chọn đáp án A    

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ngư trường trọng điểm nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu.
  • B Cà Mau - Kiên Giang.
  • C Quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa.
  • D Hải Phòng - Quảng Ninh.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ngư trường trọng điểm thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường Vịnh Thái Lan).

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Trở ngại lớn nhất trong sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A Độ cao địa hình thấp nên thường xuyên bị xâm nhập mặn
  • B Đất thiếu dinh dưỡng, quá mịn, khó thoát nước
  • C Phần lớn diện tích là đất phèn mặn, mùa khô sâu sắc
  • D Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt hạn chế cơ giới hóa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hạn chế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài sâu sắc trong 3 – 4 tháng liên tục làm tình trạng xâm nhập mặn và bốc phèn diễn ra càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở Đồng băng sông Cửu Long là:

  • A mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng  4 năm sau.
  • B phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
  • C phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
  • D Có nhiều cửa sông đổ ra biển.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở Đồng băng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng  4 năm sau (sgk Địa lí 12 trang 187)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long vào mùa khô là?

  • A xâm nhập mặn và phèn      
  • B  thiếu nước ngọt
  • C thủy triều tác động mạnh  
  • D cháy rừng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long vào mùa khô là thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn đất đai, thiếu nước cho tưới tiêu

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A Đất phù sa ngọt.     
  • B Đất phèn.            
  • C Đất mặn.      
  • D Đất xám.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Theo sgk trang 186, diện tích đất phèn của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,6 triệu ha, chiếm 41% diện tích tự nhiên của vùng

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, Khoáng sản đá vôi tập trung chủ yếu ở

  • A Kiên Giang      
  • B  An Giang.              
  • C Sóc Trăng.      
  • D Tiền Giang

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, Đá vôi tập trung ở Kiên Giang

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.    
  • B vùng có nhiều cửa sông đổ ra biển.
  • C mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.   
  • D do sự canh tác không hợp lí của người dân.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là do mùa khô kéo dài, mực nước sông và mực nước ngầm hạ thấp, nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, làm tăng độ chua, mặn trong đất (sgk Địa lí 12 trang 187)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Thảm thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là?

  • A Rừng ngập mặn và rừng tràm
  • B Rừng tràm, rừng thưa.
  • C Rừng trên núi đá vôi.
  • D Rừng ngập mặn, xavan.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long với 2 loại đất chính là đất phèn thích hợp trồng tràm và đất mặn thích hợp với cây ngập mặn nên thảm thực vật đặc trưng ở đây phù hợp với 2 loại đất kể trên

=> chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Ở tứ Giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn bị ngập nước là:

  • A Bón vôi, ém phèn.      
  • B Phát triển rừng tràm trên đất phèn.
  • C Sử dụng nước ngọt của sông Hậu.  
  • D Sử dụng nước ngọt của sông Tiền.         

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ở Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn qua kênh Vĩnh Tế (sgk trang 188)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Thế mạnh tự nhiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A tài nguyên khí hậu phong phú.
  • B tài nguyên đất đa dạng, khá màu mỡ.
  • C khí hậu cận xích đạo, ít thiên tai.
  • D mạng lưới sông ngòi chằng chịt.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Thế mạnh tự nhiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long là tài nguyên đất đa dạng, đặc biệt là đất phù sa ngọt giàu dinh dưỡng và rất màu mỡ.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung sản xuất rất cao và có xu hướng tăng mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A mía
  • B gia cầm.
  • C lợn.
  • D thủy sản nước ngọt.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung sản xuất rất cao và có xu hướng tăng mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là gia cầm, đặc biệt là vịt.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
  • B giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
  • C cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
  • D tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai (SGK/188, địa lí 12 cơ bản).

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Giải pháp nào không đúng trong vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • A Đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi rộng khắp vùng.
  • B Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
  • C Giải quyết tốt vấn đề nước ngọt trong mùa khô.
  • D Đẩy mạnh khai thác đất rừng, đất hoang hóa

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là vùng đồng bằng và vấn đề đặt ra trong sử dụng tài nguyên đất của vùng là diện tích đât phèn đất mặn quá nhiều, thiếu nước ngọt trong mùa khô.

=> Giải pháp đẩy mạnh khai thác đất rừng và đất hoang hóa không phù hợp với thực trạng các vấn đề đặt ra ở Đồng bằng sông Cưu Long hiện nay.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp

  • A Khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển
  • B Mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo  nên một thể kinh tế liên hoàn
  • C Vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch
  • D Kết hợp du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn    

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo  nên một thể kinh tế liên hoàn (sgk Địa lí 12 trang 189)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải