Câu hỏi 1 :
Giá trị sản phẩm thủy sản của nước ta hiện nay vẫn còn chưa cao, chủ yếu là do
- A đánh bắt gần bờ vẫn còn chủ yếu.
- B công nghiệp chế biến còn hạn chế.
- C ảnh hưởng nhiều của thiên tai.
- D nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Giá trị sản phẩm thủy sản nước ta hiện nay còn chưa cao chủ yếu do công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế, chất lượng thương phẩm còn thấp
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 2 :
Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển tương đối đồng đều cả khai thác lẫn nuôi trồng :
- A An Giang.
- B Đồng Tháp.
- C Bà Rịa - Vũng Tàu.
- D Cà Mau.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 20, bản đồ Thủy sản ( năm 2007), tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển tương đối đồng đều cả khai thác lẫn nuôi trồng là Cà Mau ( cột thủy sản khai thác và cột thủy sản nuôi trồng cao xấp xỉ nhau)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 3 :
Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam trang 25, Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh :
- A Lâm Đồng.
- B Đồng Nai.
- C Ninh Bình.
- D Thừa Thiên - Huế
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
VQG Cúc Phương nằm trên lãnh thổ 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình, trong đó phần diện tích thuộc Ninh Bình lớn nhất
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 4 :
Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thuỷ sản của nước ta hiện nay?
- A
Sản lượng khai thác ngày càng tăng.
- B Ngày càng phát triển đánh bắt xa bờ.
- C Giá trị sản xuất của cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
- D Khai thác thuỷ sản nước ngọt là chủ yếu.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Năm 2005 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1791 nghìn tấn, trong đó, thủy sản nội địa chỉ chiếm 200 nghìn tấn => nhận xét Khai thác thuỷ sản nước ngọt là chủ yếu là không đúng
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 5 :
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
- A Bến Tre và Tiền Giang
- B Ninh Thuận và Bình Thuận.
- C An Giang và Đồng Tháp.
- D Cà Mau và Bạc Liêu.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20 bản đồ Thủy sản, hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là An Giang (263914 tấn) và Đồng Tháp( 230008 tấn)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 6 :
Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng :
- A Sản xuất.
- B Phòng hộ.
- C Đặc dụng.
- D Khoanh nuôi.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Rừng phi lao chắn cát, chắn sóng ven biển miền Trung là rừng phòng hộ ven biển
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 7 :
Dựa vào Atlat Địa lý, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh nào cao nhất:
- A Bạc Liêu
- B Nghệ An
- C Trà Vinh
- D Khánh Hòa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Bạc Liêu là >50%, Trà Vinh, Khánh Hòa 30-50%, Nghệ An từ 10-20%
=> đáp án A
Câu hỏi 8 :
Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ
- A lao động có kinh nghiệm.
- B dịch vụ thủy sản phát triển.
- C diện tích mặt nước lớn.
- D khí hậu nóng quanh năm.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ phát triển dịch vụ thủy sản phát triển và mở rộng chế biến thủy sản
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 9 :
Trong khu vực I hiện nay, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng là vì:
- A có nguồn lợi thủy sản phong phú với trữ lượng lớn.
- B phương tiện phục vụ thủy sản ngày càng hiện đại
- C giá trị xuất khẩu cao hơn sản phẩm nông nghiệp.
- D nhu cầu thị trường trong và ngoài nước mở rộng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong khu vực I hiện nay, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng là vì giá trị xuất khẩu cao hơn sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm thủy sản mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với sản phẩm ngành nông nghiệp
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 10 :
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là
- A nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng.
- B vùng biển ở một số địa phương bị ô nhiễm.
- C nước biển dâng, bờ biển nhiều nơi bị sạt lở.
- D có nhiều cơn bão xuất hiện trên Biển Đông.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, do khai thác quá mức... Nguồn lợi sinh vật suy giảm thì sản phẩm đánh bắt gần bờ cũng suy giảm cả về số lượng và chất lượng, vì vậy cần tăng cường đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản ven bờ để đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 11 :
Năng suất lao động trong ngành thủy sản còn thấp là do:
- A Nguồn lợi thủy sản suy giảm do khai thác quá mức
- B Tàu thuyền ngư cụ chậm đổi mới
- C Ngư dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt
- D Vùng biển có nhiều thiên tai nguy hiểm
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Năng suất lao động trong ngành thủy sản còn thấp là do tàu thuyền công suất còn nhỏ, chưa thể khai thác xa bờ với những chuyến biển dài ngày, ngư cụ khai thác còn lạc hậu, thiếu các công cụ hỗ trợ cho nghề đi biển nên đánh bắt chủ yếu ở vùng ven bờ là nơi tài nguyên sinh vật biển đã bị suy giảm nhiều.
Chọn B
Câu hỏi 12 :
Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất đối với việc đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ ở nước ta?
- A Mở rộng thị trường xuất khẩu.
- B Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
- C Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắt nhỏ.
- D Xây dưng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Để thúc đẩy việc đánh bắt xa bờ cần phải trang bị các tàu có công suất lớn, các trang thiết thị về dò sóng, định vị…
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 13 :
Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?
- A Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
- B Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
- C Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.
- D Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hiện nay với chất lượng đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về các loại thủy sản ngày càng lớn và đa dạng với nhiều loại đặc sản. Đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng ngành thủy sản đã và đang phát triển đa dạng hnhiều loại thủy sản nuôi trồng hơn.
=> Chọn A
Câu hỏi 14 :
Để tăng sản lượng thủy sản khai thác, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là
- A tìm kiếm các ngư trường mới.
- B phổ biến kinh nghiệm và trang thiết bị kiến thức cho ngư dân.
- C đầu tư trang bị phương tiện hiện đại để khai thác xa bờ.
- D mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Do khai thác quá mức, vùng ven bờ hiện nay đã suy giảm về số lượng thủy sản, phần lớn các bãi tôm cá lớn của nước ta tập trung ở vùng biển ngoài khơi xa
=> Để tăng sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là đầu tư trang thiết bị phương tiên tàu thuyền hiện đại để khai thác xa bờ.
=> Chọn C
Câu hỏi 15 :
Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
- A Góp phần giải quyết việc làm và phát huy thế mạnh của biển đảo.
- B Tăng cường bảo vệ môi trường và khẳng định chủ quyền vùng biển.
- C Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và bảo vệ an ninh vùng biển.
- D Tránh khai thác sinh vật có giá trị kinh tế cao và giúp bảo vệ thềm lục địa.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta đang bị suy giảm, trong khi nguồn lợi hải sản ven bờ rất giàu có => Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay nhằm mục đích chủ yếu là giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mặt khác giúp bảo vệ an ninh vùng biển, khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển.
=> Chọn C
Câu hỏi 16 :
Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây?
- A Môi trường biển ngày càng được cải thiện
- B Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng
- C Các phương tiện được trang bị ngày càng tốt hơn
- D Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong bảo quản, chế biến sản phẩm
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây là: Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng; các phương tiện được trang bị ngày càng tốt hơn, áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong bảo quản, chế biến sản phẩm. Môi trường biển ngày càng được cải thiện là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến nuôi trồng.
Chọn: A.
Câu hỏi 17 :
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có:
- A Phương tiện đánh bắt hiện đại.
- B Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt.
- C Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ
- D Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có đường bờ biển đài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. (4 ngư trường rộng lớn, vùng biển có nhiều bãi tôm, cá).
Chọn: D.
Câu hỏi 18 :
Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do
- A thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
- B nguồn lợi cá đang bị suy thoái.
- C phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới.
- D người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Xác định từ khóa “năng suất lao động” => chủ yếu do điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật.
Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới.
Chọn C.
Câu hỏi 19 :
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu đối với việc đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ ở nước ta hiện nay?
- A Ô nhiễm môi trường và sự suy giảm nguồn lợi sinh vật.
- B Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt thô sơ lạc hậu.
- C Ngành công nghiệp chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế.
- D Thiên tai (bão trên biển), hoạt động của gió mùa Đông Bắc
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Xác định từ khóa: "đẩy mạnh" khai thác xa bời và trong giai đoạn "hiện nay"
=> Khó khăn chủ yếu trong việc đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ hiện nay ở nước ta là cơ sở tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn thô sơ lạc hậu, công suất thấp.
Chọn B
Câu hỏi 20 :
Đây là biện pháp quan trọng để vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
- A Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
- B Khai thác triệt để nguồn lợi thủy sản ven bờ.
- C Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.
- D Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng thủy sản và chế biến.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Biện pháp quan trọng để vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản là tăng cường đánh bắt (đặc biệt đánh bắt xa bờ) kết hợp với đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản và chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm.
Chọn D
Câu hỏi 21 :
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây là do
- A điều kiện nuôi thuận lợi và kĩ thuật nuôi được cải tiến.
- B chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước
- C sự phát triển mạnh công nghiệp chế biến góp phần nâng cao giá trị thương phẩm.
- D thị trường ngoài nước được mở rộng và có nhu cầu ngày càng lớn.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phân tích.
Lời giải chi tiết:
Nghề nuôi tôm phát triển mạnh nguyên nhân chủ yếu là do thị trường được mở rộng, nhu của thị trường ngày càng lớn, từ đó giúp cho hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm ngày càng cao. Người dân tập trung phát triển nuôi trồng tôm.
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Nêu vai trò của rừng, tại sao ở nước ta khai thác rừng cần đi đôi với trồng mới và bảo vệ tài nguyên rừng?
Lời giải chi tiết:
* Vai trò của rừng:
- Về kinh tế:
+ Cung cấp gỗ làm nguyên liệu sản xuất
+ Cung cấp thực phẩm, dược liệu
- Về xã hội:
+ Tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người dân
+ Nơi tham quan du lịch, nghỉ dưỡng
+ Nơi nghiên cứu khoa học, bảo tồn sinh vật
- Về môi trường:
+ Điều hòa khí hậu, làm sạch không khí, giảm biến đổi khí hậu
+ Giảm nhẹ các thiên tai: lũ, ngập lụt, sạt lở đất
+ Hạn chế xói mòn đất
+ Lưu giữ các nguồn gen quý hiếm
* Ở nước ta, khai thác rừng cần đi đôi với trồng mới và bảo vệ tài nguyên rừng vì:
- Hiện trạng tài nguyên rừng nước ta đang suy giảm cả về số lượng và chất lượng:
+ Diện tích rừng giảm mạnh trong thời gian qua
+ Độ che phủ rừng thấp (38%) so với diện tích lãnh thổ ¾ là đồi núi.
+ Chất lượng rừng giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu; đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng non, rừng mới phục hồi.
- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: mất cân bằng sinh thái, thiên tai lũ lụt, xói mòn đất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và đời sống dân sinh.
Câu hỏi 23 :
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20 và kiến thức đã học, hãy cho biết vùng được coi là kho vàng xanh của Việt Nam đó là?
- A Trung du miền núi Bắc Bộ
- B Tây Nguyên
- C Bắc Trung Bộ
- D Duyên hải Nam Trung Bộ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, vùng được xem là kho vàng xanh của Việt Nam là Tây Nguyên với tỉ lệ diện tích rưng cao nhất cả nước.
Chọn B
Câu hỏi 24 :
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản trên 50 % trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản?
- A Quảng Ninh.
- B Bình Định.
- C Bình Thuận.
- D Bạc Liêu.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lí trang 20, tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản là Bạc Liêu (nền màu hồng đậm nhất)
Chọn D
Câu hỏi 25 :
Ngành thủy sản nước ta những năm gần đây có bước phát triển đột phá chủ yếu là do:
- A Khí hậu thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản.
- B Cơ sở vật chất có nhiều cải thiện, nhu cầu người dân trong nước tăng cao.
- C Có vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú.
- D Thị trường đầu ra cho các sản phẩm thủy sản có nhiều thuận lợi.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Điều kiện tự nhiên cho khai thác thủy sản về cơ bản ít thay đổi nên loại trừ đáp án A và C. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển theo quy luật cung – cầu nên nhu cầu thị trường cao đòi hỏi ngành thủy sản cũng phải phát triển tương ứng. thêm vào đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xâm nhập được vào những thị trường khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật Bản… nên ngành thủy sản đã có sự phát triển đột phá
=> chọn D
Câu hỏi 26 :
Để tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết hiện nay không phải là
- A phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.
- B phổ biến kinh nghiệm và kiến thức cho ngư dân.
- C đầu tư phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
- D tìm kiếm các ngư trường mới giàu nguồn lợi.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết không phải là phát triển công nghiệp chế biến
Chú ý: cụm từ khóa “tăng sản lượng đánh bắt” - việc phát triển công nghiệp chế biến góp phần tăng giá trị thủy sản đánh bắt và tạo đầu ra thuận lợi cho ngành này -> từ đó tạo động lực, thúc đẩy ngành khai thác thủy sản phát triển hơn. Tuy nhiên phát triển công nghiệp chế biến không trực tiếp giúp tăng sản lượng đánh bắt (việc tăng sản lượng đánh bắt phụ thuộc vào kinh nghiệm đánh bắt của ngư dân, phương tiện tàu thuyền và nguồn lợi thủy sản)
=> Chọn A
Câu hỏi 27 :
Ý nghĩa lớn nhất của thực hiện chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ là
- A góp phần duy trì nguồn lợi thủy sản ven biển.
- B tăng nhanh sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- C khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
- D góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Việc khuyến khích người dân đánh bắt ở vùng biển xa bờ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và chính trị đối với nước ta:
- Về kinh tế: trong khi thủy sản gần bờ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt -> đánh bắt xa bờ góp phần khai thác hợp lí và hiệu quả hơn nguồn lợi hải sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Về chính trị: việc tàu thuyền nước ta tiến hành khai thác ở vùng biển xa bờ đồng thời cũng khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nước ta.
=> Chọn C
Câu hỏi 28 :
Trở ngại lớn nhất đối với nghề khai thác hải sản xa bờ ở nước ta là
- A thiếu nhiều lao động
- B môi trường biển ô nhiễm
- C biển có nhiều bão
- D thiếu vốn đầu tư
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trở ngại lớn nhất của hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta là thiếu vốn đầu tư cho hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt: tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nhìn chung còn chậm được đổi mới, chủ yếu các tàu truyền thống có công suất hoạt động thấp và lạc hậu, do vậy năng suất khai thác vẫn còn thấp. Ngoài ra, hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu; vệc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Ngành đánh bắt thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi hơn ở Đồng bằng sông Hồng là do
- A người dân có kinh nghiệm hơn.
- B công nghiệp chế biến phát triển.
- C có một mùa lũ trong năm.
- D có nguồn lợi thủy sản phong phú.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ngành đánh bắt thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi hơn ở Đồng bằng sông Hồng là do vùng có nguồn lợi thủy sản phong phú hơn: với lợi thế 3 mặt giáp biển, ngư trường đánh bắt rộng với trữ lượng hải sản lớn (ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ven biển tập trung nhiều bãi tôm cá lớn).
Chọn D
Câu hỏi 30 :
Giá trị sản xuất của thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu do
- A sản lượng tăng nhanh và liên tục
- B đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
- C diện tích nuôi trồng tăng nhanh.
- D mở rộng các thị trường xuất khẩu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phân tích.
Lời giải chi tiết:
Giá trị sản xuất của thủy sản nuôi trồng nước ta tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu do thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, thu nhiều ngoại tệ. (thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì..)
Chọn D.