Câu hỏi 1 :
Vai trò quan trọng của rừng đặc dụng ở Bắc Trung Bộ là
- A ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy.
- B cung cấp nhiều lâm sản có giá trị
- C hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột
- D bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Rừng đặc dụng có vai trò trong bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh vật trong các vườn quốc gia và các khu bảo tồn.
Liên hệ bài Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên và bài vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ.
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 2 :
Điều kiện tự nhiên ở vùng kinh tế Bắc Trung Bộ không thuận lợi cho việc phát triển cây lúa là do
- A nguồn nước dồi dào
- B Đất chủ yếu là đất cát
- C có dải đồng bằng ven biển
- D nền nhiệt độ cao
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở các đồng bằng phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, thuốc lá…) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa (sgk trang 157)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 3 :
Việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần
- A mở rộng giao thương với nước bạn Lào.
- B mở rộng giao thương với nước bạn Campuchia.
- C làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc - Nam.
- D làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Đông - Tây.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc – Nam, các chuyến xe Bắc Nam đã hạn chế phải leo đèo dốc, quanh co, thông thương thuận lợi hơn
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 4 :
Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ?
- A Mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản.
- B Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
- C Tăng cường phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
- D Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật dịch vụ nghề cá.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở Bắc Trung Bộ, hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển (sgk Địa lí 12 trang 157). Việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản vừa tạo việc làm, vừa tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân, vừa góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, không còn phụ thuộc vào đánh bắt hoặc trồng trọt mà chủ động hơn trong sản xuất.
= Chọn đáp án B
Câu hỏi 5 :
Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
- A Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
- B Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển
- C Làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư.
- D Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ tức là đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa chủ yếu là làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư vào các khu kinh tế ven biển, thu hút đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ ven biển
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 6 :
Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét chủ yếu là do
- A phát triển việc nuôi trồng thủy sản.
- B đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ.
- C thu hút nguồn đầu tư nước ngoài
- D hình thành các vùng lúa thâm canh.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ở Bắc Trung Bộ, hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển (sgk Địa lí 12 trang 157). Việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản vừa tạo việc làm, vừa tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân, vừa góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, không còn phụ thuộc vào đánh bắt hoặc trồng trọt mà chủ động hơn trong sản xuất.
= Chọn đáp án A
Câu hỏi 7 :
Các hệ thống sông nào của vùng Bắc Trung Bộ có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy ( ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện?
- A Hệ thống sông Gianh, sông Chu.
- B Hệ thống sông Mã, sông Cả.
- C Hệ thống sông Đà, Sông Hồng.
- D Hệ thống sông Gianh, sông Cả.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hệ thống sông Mã, sông Cả là các hệ thống sông có diện tích lưu vực và chiều dài tương đối lớn so với các hệ thống sông ở Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng, thượng lưu chảy qua vùng có địa hình đồi núi dốc -> thuận lợi phát triển thủy điện, hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An thích lợp để phát triển thủy lợi, giao thông
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 8 :
Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Bắc Trung Bộ là
- A Thanh Hóa - Bỉm Sơn , Huế, Đông Hà
- B Huế, Vinh, Thanh Hóa - Bỉm Sơn
- C Huế, Vinh, Dung Quất
- D Đồng Hới, Vinh, Đà Nẵng
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 21 có thể kể tên ngay các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Bắc Trung Bộ là Huế, Vinh, Thanh Hóa - Bỉm Sơn
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 9 :
Nhà máy thủy điện Bản Vẽ (320 MW) được xây dựng trên sông
- A Sông Cả.
- B Sông Chu.
- C Sông Rào Quán.
- D Sông Gianh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 22 - bản đồ Công nghiệp năng lượng, nhà máy thủy điện Bản Vẽ (320 MW) được xây dựng trên sông Cả
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 10 :
Cho biểu đồ sau
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2012 ( đơn vị:%)
Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thể hiện của biểu đồ trên?
- A Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng của mỗi vùng nhỏ hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác .
- B Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác của mỗi vùng lớn hơn tỷ trọng sản lượng thủy nuôi trồng.
- D Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu => biểu đồ có bán kính đường tròn lớn hơn thì có giá trị lớn hơn
Vậy, Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nhận xét không đúng là D
=> Chọn: đáp án D
Câu hỏi 11 :
Tại sao nói hình thành cơ cấu nông lâm ngư ở Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?
- A Nhằm khai thác thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh
- B Mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi
- C Tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển kinh tế biển
- D Vùng gò đồi thích hợp cho chăn nuôi và trồng cây công nghiệp ở tất cả các tỉnh
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tất cả các tỉnh đều chia thành 3 dải địa hình nên đều có khả năng phát triển được cơ cấu kinh tế nông lâm ngư ở Bắc Trung Bộ (kiến thức 12 bài 35)
=> chọn B
Câu hỏi 12 :
Sự cố môi trường biển làm cá chết hàng loạt ở Bắc Trung Bộ năm 2016 do nguyên nhân nào?
- A Biến đổi khí hậu
- B Chiến tranh
- C Khai thác quá mức
- D Ô nhiễm môi trường
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sự cố môi trường biển làm cá chết hàng loạt ở Bắc Trung Bộ năm 2016 do tác động của ô nhiễm môi trường. Nhà máy Fomosa thải các chất độc hại chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nặng nguồn nước biển khu vực dẫn đến cá chết hàng loạt
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 13 :
Ý nghĩa không chính xác về vai trò của đường Hồ Chí Minh với vùng Bắc Trung Bộ?
- A Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây
- B Góp phần phân bố lại dân cư, lao động
- C Hỗ trợ cho giao thông vận tải Bắc – Nam
- D Tạo động lực phát triển các trung tâm kinh tế ven biển
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo phần phía tây của các tỉnh Bắc Trung Bộ, có vai trò thúc đẩy kinh tế của dải đất phía Tây đất nước, hỗ trợ cho tuyến quốc lộ 1A ở phía Đông và phân bố lại dân cư lao động giữa ven biển với vùng đồi núi => tuyến đường này không thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm kinh tế ven biển
=> chọn D
Câu hỏi 14 :
Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần
- A tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.
- B giải quyết việc làm cho một phần lao động, hạn chế nạn du canh du cư.
- C hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiểu quả tiềm năng biển và đất liền.
- D tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. (SGK/156 Địa lí 12)
=> Chọn D
Câu hỏi 15 :
Việc phát triển vốn rừng ở Bắc Trung Bộ không nhằm mục đích nào sau đây?
- A Chống cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng.
- B Tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy phát triển.
- C Điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
- D Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Mục đích chủ yếu của việc bảo về và phát triển rừng ở Bắc Trung Bộ liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và phòng chống thiên tai, cụ thể là:
- Phát triển rừng đầu nguồn góp phần điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
- Các khu rừng đặc dụng có vai trò bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm.
- Các cánh rừng ven biển giúp hạn chế nạn cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng.
Rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa về mặt kinh tế (trồng rừng làm nguyên liệu giấy) ít hơn so với ý nghĩa về mặt môi trường (và rừng ở Bắc Trung Bộ có chức năng về kinh tế không bằng rừng ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ).
=> Nhận xét B là không chính xác
=> Chon B
Câu hỏi 16 :
Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ không phải vì:
- A Tạo ra những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế của vùng
- B Tạo thế mở cửa nền kinh tế
- C Làm thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ
- D Làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho vùng Bắc Trung Bộ tạo ra nhiều sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế lãnh thổ, cũng như đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần là không rõ nét
=> chọn D
Câu hỏi 17 :
Giải pháp nào sau đây quan trọng nhất để Bắc Trung Bộ đẩy mạnh giao lưu với các nước láng giềng?
- A Hiện đại hóa đường Hồ Chí Minh, xây dựng cửa khẩu.
- B Phát triển giao thông đông – tây, xây dựng cảng biển.
- C Phát triển giao thông đông – tây, xây dựng cửa khẩu.
- D Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Để đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa Bắc Trung Bộ với các nước láng giềng ở phía tây lãnh thổ, giải pháp quan trọng nhất là phát triển giao thông đông – tây, xây dựng các cửa khẩu.
=> Chọn C
Câu hỏi 18 :
Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với Bắc Trung Bộ là do:
- A Phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khăn.
- B Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam.
- C Lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển.
- D Không có khả năng phát triển công nghiệp.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với Bắc Trung Bộ là do lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển. Đồng thời, góp phần tạo ra cơ cấu ngành và tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế không gian.
Chọn: C.
Câu hỏi 19 :
Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa thật định hình là do
- A thiểu vốn và kỹ thuật.
- B thiếu lao động có trình độ.
- C có nhiều thiên tai, môi trường ô nhiễm.
- D tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa thật định hình là do vùng còn thiểu vốn và kỹ thuật. (SGK/159 Địa 12)
Chọn A.
Câu hỏi 20 :
Hạn chế nào sau đây là chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ?
- A Thiếu điện, nguyên liệu hạn chế
- B Thiếu vốn, hạn chế về kĩ thuật
- C Thưa dân, thị trường tiêu thụ nhỏ
- D Nghèo tài nguyên, lắm thiên tai.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ là thiếu vốn, kĩ thuật còn hạn chế => dẫn đến cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình. (SGK/159 Địa lí 12)
Chọn: B
Câu hỏi 21 :
Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là:
- A tạo ra những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
- B nâng cao hơn nữa vai trò trung chuyền Bắc - Nam.
- C tăng cường giao thương với các nước láng giềng.
- D thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện phía Tây.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là tạo ra những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế- xã hội: bao gồm cả việc nâng cao hoen nữa vai trò trung chuyển Bắc – Nam (nâng cấp quốc lô 1A), tăng cường giao thương với các nước láng giềng (xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến đườn ngang nối với cảng biển), thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện phía Tây (đường Hồ Chí Minh).
Chọn: A.
Câu hỏi 22 :
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở miền Trung là
- A trình độ lao động kém.
- B tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
- C lãnh thổ nhỏ hẹp, kéo dài.
- D cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở miền Trung là cơ sở hạ tầng còn yếu kém đặc biệt là giao thông vận tải và năng lượng.
Chọn D
Câu hỏi 23 :
Sản xuất công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ chưa tương xứng với tiềm năng chủ yếu do
- A hậu quả của chiến tranh.
- B cơ sở hạ tầng yếu kém.
- C thiên tai xảy ra nhiều.
- D thiểu tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sản xuất công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ chưa tương xứng với tiềm năng chủ yếu cơ sở hạ tầng yếu kém. Đặc biệt là nhu cầu năng lượng cho sản xuất công nghiệp còn thiếu, giao thông vận tải chưa được đầu tư hiện đại…
Chọn B
Câu hỏi 24 :
Giao thông vận tải của vùng Bắc Trung Bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng do
- A nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam.
- B là địa bàn trung chuyển giữa Bắc – Nam và Đông - Tây.
- C có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.
- D có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Giao thông vận tải của vùng Bắc Trung Bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng do là địa bàn trung chuyển giữa các vùng kinh tế ở phía Bắc với các vùng kinh tế ở phía Nam, sự phát triển giao thông Đông – Tây cùng với việc mở ra các cửa khẩu giúp tăng cường giao thương với các nước láng giềng, Bắc Trung Bộ cũng là cửa ngõ ra biển của Lào.
Chọn B
Câu hỏi 25 :
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển cây lương thực ở Bắc Trung Bộ?
- A Đồng bằng ven biển có diện tích nhỏ.
- B Chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp.
- C Tình trạng hạn hán xảy ra ở nhiều nơi.
- D Lũ lụt gây hậu quả rất nghiêm trọng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển cây lương thực ở Bắc Trung Bộ là tình trạng hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến vụ sản xuất lúa hè thu của vùng. Do đây là thời kì nắng nóng đỉnh điểm của miền Trung lại chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng khiến lượng mưa đầu mùa hạ rất ít, mực nước các sông, hồ, kênh mương thiếu hụt => nhiều vựa lúa bị cháy, khô không thể phát triển.
Chọn: C
Câu hỏi 26 :
Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì
- A tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa
- B giải quyết được nhiều việc làm.
- C phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh.
- D tận dụng được thời gian rảnh rỗi.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì tạo ra nhiều sản phẩm mang tính hàng hóa, có giá trị kinh tế cao. (các loại tôm, cá..)
Chọn A
Câu hỏi 27 :
Ý nghĩa tạo bước ngoặt quan trọng từ việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là
- A góp phần đẩy nhanh việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
- B thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành.
- C tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
- D tăng cường các mối giao thương với nhiều nước láng giềng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phân tích.
Lời giải chi tiết:
Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Bắc Trung Bộ :
- Quốc lộ 1A -> tăng khả năng vận chuyển Bắc – Nam.
- Đường Hồ Chí Minh -> thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
- Các cửa khẩu -> tăng cường giao thương với các nước láng giềng.
- Các cảng biển, cảng hàng không -> thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và thu hút khách du lịch.
-> Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
=> Việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ sẽ góp phần đẩy nhanh việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng bao gồm cả cơ cấu theo ngành và theo lãnh thổ.
Chọn A.
Câu hỏi 28 :
Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
- A hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ của lao động.
- B tăng cường vốn đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật.
- C phát triển năng lượng, tăng cường khai thác khoáng sản.
- D đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ, mở rộng thị trường
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Do những điều kiện hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vốn nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình. Vì vậy giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là tăng cường vốn đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.
Chọn B
Câu hỏi 29 :
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ là:
- A tăng cường khai thác thủy sản xa bờ.
- B đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản.
- C phát triển nhanh công nghiệp chế biến.
- D hạn chế khai thác nguồn lợi ở ven bờ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vấn đề mang ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay là đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản. Đây là hướng phát triển hợp lí vừa góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng về mặt nước nuôi trồng tự nhiên của vùng (đầm phá, vũng vịnh...) vừa hạn chế việc đánh bắt quá mức thủy sản ven bờ. Đặc biệt các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ nước mặn phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
Chọn: B.
Câu hỏi 30 :
Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ
- A có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ.
- B có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
- C không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
- D chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
Do Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc gió Tây Nam gặp bức chắn địa hình gây ra hiện tượng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Đông Trường Sơn Bắc. Ngược lại, vào Thu Đông, gió Đông Bắc qua biển gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Bắc nên mưa lớn
=> Chọn đáp án B