Câu hỏi 1 :
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
- A Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
- B Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- C Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
- D Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Từ 2005 - 2014:
Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,11 lần
Sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,32 lần
=> Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng là không đúng
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 2 :
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết: Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng:
- A Đông Nam Bộ
- B Bắc Trung Bộ
- C Đồng bằng sông Cửu Long
- D Duyên hải Nam Trung Bộ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 3 :
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò là đặc trưng của vùng nông nghiệp nào?
- A Trung du miền núi Bắc Bộ.
- B Đông Nam Bộ.
- C Đồng bằng sông Cửu Long.
- D Bắc Trung Bộ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò là đặc trưng của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 4 :
Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là :
- A Trình độ thâm canh.
- B Điều kiện về địa hình.
- C Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
- D Truyền thống sản xuất của dân cư.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
TDMNBB có đất feralit trên đá vôi và khí hậu có mùa đông lạnh + phân hóa độ cao nên thích hợp trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như chè, trẩu, sở, hồi…
Tây Nguyên có diện tích lớn đất badan và khí hậu mang tính cận xích đạo gió mùa nên thích hợp trồng các cây có nguồn gốc nhiệt đới như cà phê, hồ tiêu, cao su, …
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 5 :
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY, HẢI SẢN
CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO CÁC VÙNG NĂM 1995 VÀ 2001
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của nước ta phân theo các vùng năm 1995 và 2001?
- A Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Cửu Long tăng, các vùng khác giảm.
- B Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Hồng tăng, các vùng khác giảm.
- C Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Hồng tăng, ĐB Sông Cửu Long giảm.
- D Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của DHMT tăng, ĐB Sông Hồng giảm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ nhận thấy tỷ trọng diện tích nuôi trồng thủy, hải sản của ĐB Sông Cửu Long
tăng trong giai đoạn 1995-2001 (tăng từ 64% lên 73%) còn tỷ trọng các vùng khác đều giảm
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 6 :
Trình độ thâm canh của Đồng bằng sông Hồng ở mức:
- A Thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh
- B Khá cao, đầu tư nhiều lao động
- C Tương đối thấp, sử dụng nhiều lao động
- D Cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Kiến thức lớp 12 bài 25 (trang 107 sgk), đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực, nơi có trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.
=> chọn B
Câu hỏi 7 :
Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là
- A từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
- B sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
- C thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- D góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa (sgk Địa lí 12 trang 110)
=> Như vậy, ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 8 :
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
- A Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
- B Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
- C Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
- D Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đa dạng hóa trong nông nghiệp là phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng nông nghiệp -> giúp khai thác tối đa và hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, từ đó tạo nhiều việc làm cho lao động, giảm rủi ro khi thị trường nông sản biến động…=> Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích tập trung phát triển các mô hình trang trại có quy mô lớn.
=> Chọn C
Câu hỏi 9 :
Điểm khác biệt cơ bản nào về điều kiện tự nhiên khiến Đồng bằng sông Cửu Long vượt trội so với đồng bằng sông Hồng trong vai trò cung cấp lương thực thực phẩm cho cả nước?
- A Trình độ thâm canh
- B Qui mô diện tích
- C Sự phong phú của nguồn nước
- D Đặc điểm khí hậu
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn đồng bằng sông Hồng => diện tích đất canh tác lớn hơn => ĐBSCL phát triển mạnh nên nông nghiệp, có vai trò lớn trong cung cấp lương thực, thực phẩm lớn cho cả nước.
=> Chọn B
Câu hỏi 10 :
Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng:
- A Tây Nguyên
- B Đồng bằng sông Hồng
- C Trung du và miền núi Bắc Bộ
- D Bắc Trung Bộ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Do vùng có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gó mùa có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
Chọn: C.
Câu hỏi 11 :
Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nào sau đây?
- A Bắc Trung Bộ.
- B Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C Đồng bằng sông Hồng.
- D Tây Nguyên.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (sgk Địa lí 12 trang 107)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 12 :
Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp ở nước ta là:
- A nâng cao chất lượng các nông sản hàng hoá.
- B tăng cường chuyên môn hoá trong sản xuất.
- C khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- D thúc đẩy công nghiệp hoá vùng nông thôn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp ở nước ta là cho phép khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên..(khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên)(Tham khảo SGK/109 Địa lí 12).
Chọn: C.
Câu hỏi 13 :
Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?
- A Đông Nam Bộ.
- B Đồng bằng sông Hồng.
- C Tây Nguyên.
- D Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô do mùa khô ở Đồng bằng sông Hồng vẫn có mưa phùn (SGK/107-108, địa lí 12 cơ bản).
Chọn B
Câu hỏi 14 :
Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện rõ nhất
- A việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
- B sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
- C việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- D tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện rõ nhất tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Chọn D
Câu hỏi 15 :
Dựa vào Atlat địa lí hãy cho biết cây bông phân bố nhiều ở những tỉnh nào sau đây
- A Ninh Thuận, Khánh Hoà
- B Đồng Nai, Tây Ninh
- C Kon Tum, Hoà Bình
- D Bình Thuận, Gia Lai
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat địa lí trang 19, cây bông phân bố nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Điện Biên, Sơn La
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 16 :
Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có
- A Đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.
- B Nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào, nhiều giống lúa tốt.
- C Nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ, có một mùa mưa lớn.
- D Nhiệt ẩm dồi dào, có nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có: đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phúà Đây là những điều kiện thuận lợi để cây lúa phát triển.
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 17 :
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
- A Khai thác hợp lí sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
- B Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.
- C Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biển động.
- D Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của nhân dân.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp nước ta nhằm mục đích khai thác hợp lý tự nhiên, giảm thiểu rủi ro thị trường nhiều biến động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động, tạo thêm việc làm cho người dân.
Ý D, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân là không đúng (mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ là đặc điểm của nền sản xuất truyền thống, không còn phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại).
Chọn D.
Câu hỏi 18 :
Biện pháp quan trọng nhất để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng hàng hóa là
- A quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.
- B thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
- C chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên.
- D đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Biện pháp quan trọng nhất để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng hàng hóa là thay đổi cơ cấu cây trồng; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính (sgk Địa lí 12 nâng cao trang 109) nhằm phát huy lợi thế so sánh của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng trong cả nước
=> Chọn đáp án B
Chú ý: D cũng là ý đúng nhưng B bao quát hơn
Câu hỏi 19 :
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động :
- A Giảm thiểu rủi do của biến động thị trường.
- B Khai thác hợp lí sự đa dạng và phong phú của tự nhiên
- C Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- D Tăng cường phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm hạ thấp hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 20 :
Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây cao su dựa trên thuận lợi chủ yếu là:
- A có ít thiên tai bão, lụt và không có mùa đông lạnh
- B địa hình bán bình nguyện, nhiệt độ cao quanh năm.
- C nguồn nước dồi dào, có nhiều giống cây thích hợp.
- D nhiều đất badan và đất xám, khí hậu cận xích đạo.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 108.
Lời giải chi tiết:
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây cao su: đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nguồn nhiệt dồi dào.
Chọn D.
Câu hỏi 21 :
Điểm giống nhau của điều kiện sinh thái Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là
- A mưa về thu đông
- B nguồn nước tưới dồi dào, quanh năm.
- C có một mùa đông lạnh.
- D khí hậu mang tính chất cận xích đạo
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều có khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm và có 1 mùa mưa, khô sâu sắc.
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng giống với vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm nào sau đây?
- A Mật độ dân số cao nhất cả nước
- B Có mùa đông lạnh.
- C Mạng lưới đô thị dày đặc
- D Thâm canh lúa nước
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 25, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Lời giải chi tiết:
Vùng nông nghiệp ĐBSH giống với vùng nông nghiệp ĐBSCL là: đều có thế mạnh thâm canh lúa nước. Đây là 2 vùng chuyên canh lương thực lớn nhất nước ta.
Chọn D
Câu hỏi 23 :
Kinh tế trang trại ra đời và phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
- A chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
- B chính sách Đổi mới của Nhà nước
- C nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng.
- D giao thông vận tải phát triển mạnh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Kinh tế trang trại ra đời và phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do chính sách Đổi mới của nhà nước thể hiện ở việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, thực phẩm. Ngoài ra nhà nước cũng có những chính sách ưu đãi về đất trồng, giống, kĩ thuật và nguồn vốn để hỗ trợ người dân phát triển các mô hình kinh tế trang trại, đem lại hiệu quả cao.
Chọn: B
Câu hỏi 24 :
Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta giai đoạn hiện nay là
- A lực lượng lao động.
- B thị trường.
- C khoa học kĩ thuật.
- D tập quán sản xuất.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Mục đích chủ yếu của nền nông nghiệp hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận. Do vậy, khi nhu cầu thị trường lớn và mở rộng -> sản xuất thu nhiều lợi nhuận -> kích thích việc mở rộng và hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
=> Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta giai đoạn hiện nay là sự phát triển và mở rộng của thị trường tiêu thụ
Chọn B
Câu hỏi 25 :
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng?
- A Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
- B Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
- C Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực.
- D Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đồng bằng sông Hồng đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp => vì thế phải tăng cường thâm canh, tăng năng suất mới đáp ứng nhu cầu lương thực
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 26 :
Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một mục đích là
- A cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- B giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
- C sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
- D đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn giúp khai thác tốt hơn các thế mạnh nổi bật của vùng, tạo ra những sản phẩm chất lượng với sản lượng lớn => phát triển nền sản xuất hàng hóa.
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp cho phép khai thác tốt hơn các sự phong phú của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều nông sản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường => quá trình này cũng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
=> Như vậy, việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một mục đích là đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Chọn D
Câu hỏi 27 :
Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
- A khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
- B giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
- C tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
- D thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến tạo ra khối lượng hàng hóa lớn với chất lượng cao (do đã được qua chế biến); làm gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm cây công nghiệp
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 28 :
Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
- A tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
- B đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
- C khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
- D tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm nông sản nước ngoài
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 29 :
Cho bảng số liệu
Diện tích và sản lượng lúa cả năm 2000 và 2014
Căn cứ vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000-2014, tỉ trọng về diện tích lúa cả năm của 2 vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long so với cả nước thay đổi theo xu hướng
- A tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều giảm
- B tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Hồng tăng, đồng bằng sông Cửu Long giảm
- C tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng, đồng bằng sông Hồng giảm
- D tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều tăng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức tính tỉ trọng trong tổng
Tỉ trọng thành phần = Giá trị thành phần / Tổng *100 (%)
Ta có Bảng Tỉ trọng Diện tích và sản lượng lúa cả năm 2000 và 2014
Đơn vị: %
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2000-2014, tỉ trọng về diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long tăng (từ 51,5% lên 54,4%) , đồng bằng sông Hồng giảm (từ 15,8% xuống 13,8%)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 30 :
Nhân tố quyết định và chi phối sự chuyển biến của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là
- A Khí hậu
- B Điều kiện tự nhiên
- C Lịch sử khai thác lãnh thổ
- D Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nhân tố quyết định và chi phối sự chuyển biến của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là Trình độ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao thì hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ngày càng hiện đại. Ví dụ ở Hoa Kì, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trang trại, sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp hiện đại
=> Chọn đáp án D