Câu hỏi 1 :

Từ năm 1945 đế năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu

  • A Phát triển nhanh chóng                                  
  • B Cơ bản có sự tăng trưởng
  • C Phát triển chậm chạp                                      
  • D Cơ bản được phục hồi

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 47)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu bị thiệt hại năng nề.

-         Nhiều thành phố, bến cảng, trung tâm công nghiệp bị tàn phá.

-         Ở Pháp, năm 1945, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938.

-         Ở Italia, khoảng 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất.

Tuy nhiên, với sư cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mácsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác

  • A Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa
  • B Mở rộng quan hệ hơp tác với các nước Đông Nam Á
  • C Đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại
  • D Tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 49)

Từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính liên minh chặt chẽ với Mỹ (Anh, Đức, Ý), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan), biểu hiện:

- Chính phủ một số nước ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955)…

- Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức,  chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.

- Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế được đánh giá lớn nhất hành tinh là: 

  • A ASEAN
  • B Liên hợp quốc 
  • C Liên minh Châu Âu 
  • D Toàn cầu hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 52.

Lời giải chi tiết:

Cuối thập kỉ 90, EU trở thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới. Năm 1990, quan hệ EU – Việt Nam được chính thức thiết lập, mở ra một thời kì phát triển mới trên cở sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Quan hệ giữa Việt Nam với EU chính thức được thiết lập khi nào?

  • A Năm 1997
  • B Năm 1980
  • C Năm 1989
  • D Năm 1990

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 52. 

Lời giải chi tiết:

Quan hệ ngoại giao Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam được chính thức thiết lập vào ngày 28-11-1990. Cơ quan đại điện ngoại giao của EU - Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam- được thành lập tại Hà Nội vào năm 1996. Phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới kinh tế, thương mại đầu tư và phát triển. EU qua đó đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

EU ra đời nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong các lĩnh  vực

  • A Kinh tế, tiền tệ 
  • B Chính trị, đối ngoại
  • C Kinh tế, an ninh, đối ngoại
  • D Kinh tế, an ninh, đối ngoại, tiền tệ, chính trị

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 51

Lời giải chi tiết:

Ngày 7-12-19911, các nước thành viên EC kí Hiêp ước Maxtrích  (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên  miinh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng Ơrô (EURO) đã được phát hành, và ngày 1-1-2002, chính thức sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khoảng năm 1950 là thời điểm

  • A Kinh tế Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thứ ba thế giới
  • B Nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng, vượt qua cả Nhật Bản
  • C Nền kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh
  • D Tây Âu lâm vào tình trang suy thoái, do tác động của kế hoạch Mác – san

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 47

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu gánh chịu hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đồng tiền chung châu Âu EURO được chính thức sử dụng ở nhiều nước EU vào thời gian nào?

  • A Tháng 1/2002
  • B Tháng 5/1999
  • C Tháng 1/1999
  • D Tháng 5/2000

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 52

Lời giải chi tiết:

Ngày 1-9-1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO) được phát hành, và ngày 1-1-2002, chính thức được sử dụng ở  nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là gì?

  • A Chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, quân sự.
  • B Chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.
  • C Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
  • D Liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 51. 

Lời giải chi tiết:

Eu ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kịnh tế, tiền tệ mà còn cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

EEC là viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức nào?

  • A Liên minh Châu Âu                                                              
  • B Cộng đồng kinh tế Châu Âu                                              
  • C Nghị viện Châu Âu
  • D Diễn đàn kinh tế Châu Âu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 51

Lời giải chi tiết:

Ngày 25-3-1957, sáu nước kí Hiệp ước Roma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?

  • A Từ năm 1991 đến nay
  • B Từ năm 1945 đến năm 1950
  • C Từ năm 1950 đến năm 1973                                              
  • D Từ năm 1973 đến năm 1991

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 47, 54. 

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn 1950 -1973, Nhật Bản và Tây Âu đều trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập là sự hợp nhất của những tổ chức nào?

  • A Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu
  • B Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu
  • C Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu
  • D Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 51

Lời giải chi tiết:

Cộng đồng than – thép Châu Âu. (18 – 4 – 1951)

- Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (25-3-1957).

- Ngày 1 -7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Sau chiến tranh lạnh, liên minh Châu Âu (EU) đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào 

  • A Trở thành đối trọng vỡi Mĩ                 
  • B Liên minh chặt chẽ với Mĩ
  • C Liên minh với Liên Bang Nga
  • D Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 46-49. 

Lời giải chi tiết:

- Giai đoạn 1945 - 1850: Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Giai đoạn từ 1950 – 1973: tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng cố gắng đã phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Giai đoạn 1973 – 1991: Kí kết hiệp đinh về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, tham gia đinh ước Henxinki.

- Giai đoạn 1991 – 2000: Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trơ thành đối trọng  của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Các nước Tây Âu đều chú trọng mở rộng quan hệ không chí đối với các nước tư bản phát triển khác mà còn đối với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh, các nước ở khu vực Đông Âu và SNG.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Đến năm 1950, Tây Âu đạt được những thành tựu cơ bản nào khi thực hiện kế hoạch Mácsan?

  • A Kinh tế phục hồi, đạt mức trước chiến tranh
  • B Kinh tế Tây Âu phát triển cạnh tranh với Nhật Bản. 
  • C Làm cho Tây Âu ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ
  • D Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 47. 

Lời giải chi tiết:

Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan”,đến năm 1950, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho đồng bản tệ vào năm?

  • A 1999    
  • B 2002
  • C 1997
  • D 1992

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 52. 

Lời giải chi tiết:

Ngày 1-1-2002, đồng tiền EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU thay cho đồng bản tệ.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong những năm 1950 – 1973, nước Tây Âu nào dưới đây đã phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức?

  • A Pháp 
  • B Thụy Điển                              
  • C Anh 
  • D Phần Lan

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 48 (Đoạn 2 phần chữ nhỏ: Về đối ngoại)

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1950 – 1973, Pháp phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng là do

 

  • A Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.
  • B sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
  • C Pháp và Đức trở tành những đối trọng của Mĩ.
  • D chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 Sgk 12 trang 50.

Lời giải chi tiết:

Trong thập ki cuối cùng của thế kỉ XX, tình hình các nước Tây Âu về cơ bản đã ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiển tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hau cực Ianta tan rã.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Thành công của Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội 1945 – 1950 là ?

  • A Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.
  • B Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.
  • C Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
  • D  Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 47.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các cơ quan chính là

  • A Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Ban thư kí.
  • B Hội đồng bảo an, Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu
  • C Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu.
  • D  Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Đại hội đồng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 51.

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 5 cơ quan chính là: Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Sự kiện lịch sử nào diễn ra làm cho tình hình căng thẳng ở Tây Âu có phần dịu đi?

  • A Tháng 11-1972, kí kết Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức.
  • B Tháng 11-1989, bức tường Beclin được phá bỏ.
  • C Năm 1975, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu được kí kết.
  • D Tháng 12-1989, Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 49.

Lời giải chi tiết:

Tháng 11-1972, kí kết Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức. làm cho tình hình châu Âu có phần dịu đi.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong giai đoạn 1950 – 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì

 

  • A “phi thực dân hóa” trên toàn thế giới.
  • B hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ về cơ bản.
  • C hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ hoàn toàn.
  • D suy thoái của nền kinh tế và chính trị của các nước Tây Âu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 48.

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn 1950 – 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên toàn thế giới.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã biết áp dụng những thành tựu của cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại để

 

  • A tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  • B  thay đổi hợp lí cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
  • C tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp.
  • D điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 sgk trang 47.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước    
  • B Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan
  • C Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận   
  • D Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 47, suy luận

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong “Kế hoạch Macsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

=> Nhân tố khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

  • A Tham gia khối quân sự ANZUS.
  • B Tham gia khối quân sự NATO.
  • C  Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava.  
  • D Thành lập Liên minh châu Âu (EU).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 47, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. NATO có sự tham gia của nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan,..

=> Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự là tham gia khối quân sự NATO.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì

  • A Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa
  • B Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mĩ
  • C Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản
  • D Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang51, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưa vào kế hoạch Macsan, Mĩ muốn khống chế các nước Tây Âu vào một mặt trận chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

Vì thế, trong giai đoạn đầu, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ. Đến giai đoạn sau, một số nước bắt đầu tách ra thậm chế trở thành đối trọng đối với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế, tiêu biểu là Pháp và Đức

Việc các nước Tây Âu liên kết với nhau cũng là để nâng cao vị thế của khu vực, cùng giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, đặc biệt là thống nhất cả về chính trị, an ninh nhằm tạo ra tiềm lực mạnh mẽ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nhân tố nào không phải nguyên nhân giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là

  • A Nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”
  • B Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
  • C Nhận được khoản bồi thường chiến phí khổng lồ để khôi phục kinh tế
  • D Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 47, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các nước Tây Âu là những nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, khoản bồi thường chiến phí hầu như rất ít và không đáng kể để các nước này thực hiện khôi phục kinh tế.

Xét những nguyên nhân đưa đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Tây Âu bao gồm:

- Sự nỗ lực của nhân dân lao động.

- Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.

- Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

  • A Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
  • B Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
  • C Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
  • D Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 47, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là

  • A Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá.
  • B Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.
  • C Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước nhũng biến động to lớn về kinh tế - tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra.
  • D  Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 sgk trang 47, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.

=> Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?

 

  • A Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
  • B Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba.
  • C Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.
  • D Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 47, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Các nước Tây Âu còn tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây như: Pháp tiến hành xâm lược trở lại Đông Dương; Anh trở lại Miền Điện, Mã Lai; Hà Lan quay trở lại xâm lược Inđônêxia;

=> Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vẫn đề độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa là tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào?

  • A Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
  • B Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu
  • C Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
  • D "Chiến tranh lạnh" kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 50, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, tình hình các nước Tây Âu cơ bản ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực Ianta tan rã.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm dựa vào?

 

  • A Tận dụng các cơ hội bên ngoài.
  • B Nguồn vốn của Mĩ.
  • C Vai trò điều tiết của nhà nước
  • D Cách mạng Khoa học – kĩ thuật.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 47, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các nước Tây Âu đã áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải