Câu hỏi 1 :

Người ta có thể xác định số tổ hợp giao tử thông qua tỉ lệ phân li kiểu hình trong trường hợp:

  • A liên kết gen hoàn toàn và liên kết không hoàn toàn    
  • B phân li độc lập và liên kết không hoàn toàn
  • C  liên kết gen hoàn toàn và phân li độc lập                    
  • D tương tác gen và liên kết gen không hoàn toàn

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Người ta có thể xác định số tổ hợp giao tử thông qua tỉ lệ phân li kiểu hình trong trường hợp : liên kết gen hoàn toàn và phân li độc lập vì khi đó, tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là bằng nhau

Không thể xác định được trong trường hợp liên kết gen không hoàn toàn do tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là không bằng nhau

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

 Xét 2 cặp gen qui định hai cặp tính trạng trội lặns hoàn toàn. Tần số hoán vị gen nếu có phải nhỏ hơn 50%. Cho P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) có thể kết luận hai cặp tính trạng tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen khi F1 xuất hiện:

  • A  bốn loại kiểu hình với tỉ lệ (3:1)        
  • B tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 hay 1 : 2 : 1
  • C bốn loại kiểu hình khác tỉ lệ (3 : 1)2                             
  • D bốn loại kiểu hình tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi cơ thể P dị hợp hai cặp gen nếu hai gen phân li độc lập thì cơ thể F1 cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ

(3 : 1)2 = (9 : 3 : 3: 1 )

Khi các gen nằm trên cùng một NST và liên kết hoàn toàn  thì P dị hợp hai cặp hai cặp gen cho F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 1 hay 1 : 2 : 1.

Khi các gen nằm trên cùng một NST  và xảy ra hoán vị gen

TH 1 : Hoán vị gen với tần số 50 % => P dị hợp hai cặp gen tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau => kết quả cơ thể F1 cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ (3 : 1)2 = (9 : 3 : 3: 1 ).

TH2 : Hoán vị gen với khác tần số 50 % => P dị hợp hai cặp gen tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệkhông bằng  nhau => kết quả cơ thể F1 cho 4 loại kiểu hình với khác tỉ lệ (3 : 1)2 = (9 : 3 : 3: 1 ).

ð  Khi F1 có 4 loại kiểu hình với khác tỉ lệ (3 : 1)2 = (9 : 3 : 3: 1 ) thì ta kết luận các tính trạng đó di truyền theo quy luật phân li độc lập

ð  Đáp án C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho 1000 tế bào có kiểu gen \(\frac{ABD}{abd}\) tiến hành giảm phân trong đó có 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo một điểm giữa A và B , 500 tế bào xảy ra trao đổi chéo một điểm giũa B và D , 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo kép tại hai điểm

Khoảng cách giữ A và B và giữa B và D lần lượt là

  • A 10 cM , 30cM
  • B 20 cM , 60cM
  • C 5cM , 25cM
  • D 10cM , 50cM 

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Khoảng cách giữa  A và B là \(\frac{{200 + 200}}{{4000}}\)= 10% = 10 cM

Khoảng cách giữa B và D là \(\frac{{200 + 1000}}{{4000}}\)  = 30% = 30cM

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho cây thân cao hoa đỏ tự thụ phấn đời con có tỷ lệ 66% cây thân cao hoa đỏ , 9 % cây thân thấp hoa đỏ 9% cây thân thấp hoa đỏ , 9% cây thân cao, hoa trắng, 16 % cây thân thấp hoa trắng . Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định . Mọi diễn biến xảy ra trong quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn diễn ra giống nhau

Tần số hoán vị gen là

  • A 30 %
  • B 18 %
  • C 40 % 
  • D 20 %

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta thân thấp hoa trắng ab/ab = 16% => ab = 40%

ð  Tần số hoán vị gen f = 20%

ð  Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây có nội dung không đúng khi nói về hoán vị gen ?

  • A  Trong hoán vị gen, khoảng cách giữa hai cặp gen càng lớn thì tần số hoán vị càng cao.
  • B Ở ruồi giấm, hoán vị gen không xảy ra ở giới đực và luôn luôn xảy ra ở giới cái khi giảm phân.
  • C Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.
  • D  Do hoán vị gen, cả gen quý có điều kiện tổ hợp trên 1 nhiễm sắc thể.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

- Trong hoán vị gen, khoảng cách giữa hai cặp gen càng lớn thì càng dễ xảy ra trao đổi chéo, tương ứng tần số hoán vị càng cao.

- Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý tổ hợp với nhau trên cùng một NST, tạo nhóm gen liên kết quý, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.

- Ở ruồi giấm, hoán vị gen không xảy ra ở giới đực và chỉ  xảy ra ở giới cái khi giảm phân. Tuy nhiên, ở giới cái, sự hoán vị gen không thường xuyên xảy ra, do xu hướng chủ yếu của các gen là liên kết.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điều nào sau đây không đúng đối với qui luật di truyền liên kết gen ?

1. các gen cùng nằm trên 1 NST đều phải liên kết gen hoàn toàn.

2. liên kết gen xảy ra phổ biến còn hoán vị gen đôi lúc mới xảy ra

3. nhờ liên kết gen đã tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa

4. liên kết gen làm giảm tính đa dạng của giao tử dẫn đến hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp

5. trong chọn giống nhờ liên kết gen các tính trạng tốt đi kèm với nhau được di truyền ổn định từ bố mẹ sang con cháu.

6. liên kết chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái, không xảy ra ở ruồi giấm đực còn bướm tằm thì ngược lại.

Phương án đúng là : 

  • A 1, 3       
  • B 1, 2, 6          
  • C 1, 3, 6     
  • D 3, 6

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

- Các gen cùng nằm trên 1 NST có liên kết gen hoàn toàn hoặc không hoàn toàn (hoán vị gen)

- Liên kết gen xảy ra phổ biến còn hoán vị gen đôi lúc mới xảy ra (do số lượng gen vô cùng lớn mà số NST ít)

- Nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là đột biến và biến dị tổ hợp. Hoán vị gen làm tăng cường biến dị tổ hợp. Còn liên kết gen làm giảm tính đa dạng của giao tử, hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm tính trạng

- Hiện tượng liên kết gen luôn tồn tại trên NST, nhưng hoán vị gen thì không. Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái, không xảy ra ở con đực còn bướm tằm thì ngược lại.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tại sao nói qui luật di truyền liên kết gen không bác bỏ qui luật di truyền phân li độc lập mà còn bổ sung cho định luật này ?

1. vì nếu xét riêng sự di truyền từng cặp tính trạng, sẽ giống nhau ở cả hai định luật

2. vì nếu xét sự di truyền của nhiều tính trạng thì kết quả của hai định luật sẽ khác nhau

3. vì nếu mỗi gen trên 1 NST sẽ làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp. Ngược lại nếu các gen cùng nằm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn sẽ hạn chế nguồn biến dị tổ hợp.

Phương án đúng : 

  • A 1, 2, 3        
  • B  1, 2        
  • C  1          
  • D 2, 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Quy luật di truyền liên kết gen không bác bỏ quy luật di truyền phân li độc lập mà còn bổ sung cho nó:

- Xét riêng sự di truyền từng cặp tính trạng, 2 định luật cho kết quả giống nhau

- Xét sự di truyền của nhiều tính trạng: ta có các tương quan vị trí giữa các gen

+ nếu các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau => phân li độc lập, hiện tượng này làm tăng biến dị tổ hợp

+ nếu cùng nằm trên một cặp NST tương đồng => liên kết gen. Nếu liên kết hoàn toàn làm han chế xuất hiện biến dị tổ hợp

Dù gen phân li độc lập hay liên kết thì đều có ý nghĩa đối với chọn giống và tiến hóa.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Xét hai cặp alen Aa và Bb qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. P : (Aa,Bb) x (Aa,Bb) kết quả phân li kiểu hình nào sau đây cho phép ta kết luận các tính trạng di truyền theo qui luật di truyền liên kết gen ?

1. 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1 (aabb)                              2. 3 (A-B-) : 1 (aabb)

3. 1 (A-bb) : 2 (A-B-) : 1 (aaB-)                                              4. 1 (A-B-) : 2 (A-bb) : 1 aaB-

Phương án đúng là:

  • A 2, 4           
  • B 1, 2, 3, 4      
  • C 2, 3, 4    
  • D 2, 3

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phân li độc lập: AaBb x AaBb => F1: 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1 (aabb)

Liên kết hoàn toàn:

- P dị đều: AB/ab x AB/ab => F1: 3 (A-B-) : 1 (aabb)

- P dị chéo: Ab/aB x Ab/aB => F1: 1 (A-bb) : 2 (A-B-) : 1 (aaB-)

- P có 1 bên dị đều, 1 bên dị chéo: AB/ab x  Ab/aB => F1: 1 (A-bb) : 2 (A-B-) : 1 (aaB-)

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một cơ thể có kiểu gen \frac{ABD}{abd}có khoảng cách giữa A và B là 18cM, giữa B và D là 20cM. Tỉ lệ giao tử ABd là :

  • A 7,2%
  • B 8,2%
  • C 4,1%
  • D 0,9%.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

BD = 20 cM => tần số trao đổi chéo giữa B và D là 20%

Tần số trao đổi chéo kép ( trao đổi giữa AB và BD là ) = 0,18 x 0,2 = 3,6%

=> Tần số trao đổi chéo đơn giữa B và D là : 20% - 3,6 % = 16,4%

=> Tỉ lệ giao tử ABd là giao tử được tạo ra do trao đổi chéo đơn giữa B và D là : 16,4% : 2 = 8,2% ( do trao đổi chéo đơn giữa B và D tạo ra 2 loại giao tử là ABd và abD nên tỉ lệ của 1 loại giao tử phải chia đôi)

=> Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là

  • A CABD
  • B DABC
  • C BACD
  • D ABCD

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

AC = AB + BC = 18 = 1,5 + 16,5

=> B nằm giữa A và C

=> Trật tự là CBA

CD = CB + BD  = 20 = 16,5 + 3,5

=> B nằm giữa C và D

=> Trật tự là CBD

Có CA < CD ( 18 < 20 )

=> A nằm giữa C và D

Vậy trật tự là CBAD (hay DABC )

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ở một loài động vật, xét cá thể có kiểu gen \frac{AB}{ab} \frac{De}{dE}. Để tạo ra nhiều loại tinh trùng nhất cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh, biết rằng có A và B liên kết hoàn toàn còn D và E liên kết không hoàn toàn.

  • A 2
  • B 1
  • C 4
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

AB liên kết hoàn toàn

=>   Cặp \frac{AB}{ab} chỉ cho 2 loại giao tử

D,E liên kết không hoàn toàn

=>   Cặp \frac{De}{dE} cho 4 loại giao tử

Số loại giao tử tối đa tạo ra là 2 x 4 = 8

1 tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị gen tạo ra 4 loại tinh trùng

=>   Số tinh trùng tối thiểu cần là \frac{8}{4} = 2

=>   Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P : \frac{AB}{ab}Dd× \frac{Bb}{bD}Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lý thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ:

  • A 16,91%
  • B 22,43%
  • C 11,04%
  • D 27,95%

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có

A-B- D- = 50,73%.

A-B- = \frac{0,5073}{0,75} = 0.6764

aabb = 0.6764 – 0.5 = 0.1764 => ab = 0.42

A-bb = aaB- =  0.25 – 0.1764 = 0.0736

Tỷ lệ kiểu hình lặn 1 tính trạng:

 0.0736 x 0,75 + 67,64% x 0,25 =27,95%

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các nhận định về quy luật di truyền liên kết như sau:

(1) Các gen nằm trên 1 NST thường di truyền cùng nhau. Các gen thường di truyền cùng nhau được gọi là liên kết với nhau.

(2) Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội.

(3) Các gen trên cùng một NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau.

(4) Trong công tác giống, có thể dùng đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng NST.

(5) Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.

(6) Ở một số loài, trao đổi chéo chỉ xảy ra ở một giới.

(7) Khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên bản đồ di truyền tỉ lệ nghịch với tần số hoán vị gen.

Số nhận định sai là

  • A 2
  • B 4
  • C 1
  • D 3

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nhận định sai là 7

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một cơ thể dị hợp tử 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%. Kiểu gen của cơ thê và tần số hoán vị gen là

  • A \(Aa{{BD} \over {bd}};f = 30\% \)
  • B \(Aa{{Bd} \over {bD}};f = 40\% \)
  • C \(Aa{{Bd} \over {bD}};f = 30\% \)
  • D \(Aa{{BD} \over {bd}};f = 40\% \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phương pháp : áp dụng kiến thức tính tỷ lệ giao tử khi có TĐC.

Giao tử ABD = 15%

Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân cho 0,5A : 0,5a

→ BD = \({{0,15} \over {0,5}} = 0,3 > 0,25\)→ Là giao tử liên kết → cơ thể này có kiểu gen \(Aa{{BD} \over {bd}}\)

Tính tần số hoán vị gen: \(\underline {BD} = {{1 - f} \over 2} = 0,3 \to f = 40\%\)

Đáp án D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

  • A Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
  • B Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
  • C Các cặp gen quy định các tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
  • D Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi các cặp gen quy định các tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thì có hiện tượng liên kết gen ( có liên kết gen hoàn toàn và liên kết gen không hoàn toàn)

Chọn C

A sai vì trong trường hợp này các gen PLĐL

B, D sai vì có trường hợp liên kết không hoàn toàn => hoán vị gen

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là:

  • A sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II
  • B sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I
  • C sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I
  • D sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là :

Sự tiếp hợp 2 crpmatid của cùng 1 cặp NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I. Sau đó xảy ra sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc

Sự tiếp hợp luôn xảy ra (điều kiện cần), còn sự trao đổi đoạn thì xảy ra theo 1 tỉ lệ nhất định nào đó (điều kiện đủ) – đây là cơ sở của hoán vị gen và tần số hoán vị

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen ?

  • A Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST có trong bộ NST đơn bội của loài
  • B Liên kết gen( liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
  • C  Liên kết gen( liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
  • D Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là B.

Liên kết gen( liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 là:

  • A \(\frac{Ab}{aB}\times \frac{AB}{ab}\)
  • B \(\frac{AB}{ab}\times \frac{AB}{ab}\)
  • C \(\frac{Ab}{aB}\times \frac{Ab}{aB}\)
  • D \(\frac{AB}{ab}\times \frac{ab}{ab}\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3:1 là \(\frac{AB}{ab}\times \frac{AB}{ab}\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
  • B Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
  • C Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
  • D Trong tế bào, các gen luôn di chuyển cùng nhau thành một nhóm liên kết.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng là B.

A sai vì liên kết gen hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

C sai vì liên kết gen có ở cả giới cái và giới đực

D sai vì các gen có thể liên kết không hoàn toàn dẫn đến HVG

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trường hợp nào sau đây sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết ?

  • A Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp NST
  • B Tất cả các gen nằm trên một cặp NST phải luôn di truyền cùng nhau
  • C các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau
  • D các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp NST sẽ dẫn tới di truyền liên kết ( có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn)

Ý B mới chỉ nói tới di truyền liên kết hoàn toàn

Ý C là điều kiện của PLĐL

Ý D có thể đây là kết quả của gen đa hiệu

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Khi nói về liên kết gen, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau ?

1. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết

2. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng

3. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

4. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái

  • A 4
  • B 1
  • C 2
  • D 3

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ý 1 sai, các gen còn PLĐL

Ý 2 đúng

Ý 3 sai, liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

Ý 4 sai, liên kết gen có ở giới cái và giới đực

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Xét tổ hợp gen Ab/aB Dd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là:

  • A ABD = ABd = abD = abd = 9,0%.
  • B ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%.
  • C ABD = ABd = abD = abd = 4,5%.
  • D ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ab/aB , tần số hoán vị gen f = 18%

→ cho giao tử : Ab = aB = 41% và AB = ab = 9%

Dd cho giao tử D = d = 50%

→ tổ hợp gen Ab/aB Dd cho giao tử: ABD = ABd = abD = abd = 4,5%.  

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Xét các kết luận sau.

1.Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

2.Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao

3.Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến

4.Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST nên liên kết gen là phổ biến

5.Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng,

Có bao nhiêu kết luận không  đúng?

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 1

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Xét các phát biểu

1. đúng

2. sai, các cặp gen nằm gần nhau lực liên kết lớn nên tần số hoán vị gen thấp

3. đúng, ở người có 24500 gen mà chỉ có 23 nhóm liên kết (24 ở giới nam)

4. sai, Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST phân ly độc lập

5. sai, số nhóm gen liên kết  bằng số NST trong bộ đơn bội của loài

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho biết các gen liên kết hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cho cây có kiểu gen AB/ab tự thụ phấn, thu được đời con có số cây có kiểu gen AB/ab chiếm tỉ lệ

  • A 100%.                                      
  • B    50%.                            
  • C 25%.                               
  • D 75%.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}} \to 1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một loài thực vật lưỡng bội có n nhóm gen liên kết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1 – Các gen trên cùng nhóm gen có xu hướng di truyền cùng nhau.

2 – Số nhiễm sắc thể có trong giao tử bình thường của loài là n.

3 – Loài này sinh sản hữu tính thì số loại giao tử có thể tạo ra tối đa là 2n.

4 – Các gen không cùng nhóm gen liên kết vẫn có thể biểu hiện cùng nhau.

  • A 3
  • B 1
  • C 4
  • D 2

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là: 1,2,3,4

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Theo dõi 2000 tế bào sinh trứng giảm phân tạo giao tử, người ta xác định được hoán vị gen xảy ra với tần số 48%. Số giao tử được tạo ra do liên kết gen là

  • A 1040.
  • B 480. 
  • C 520. 
  • D 1520.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Giao tử liên kết: 2000×(1 –f) =1040

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Nhận định nào sau đây về liên kết gen là KHÔNG đúng?

  • A Liên kết gen đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng.
  • B Liên kết gen là hiện tượng di truyền phổ biến, vì số lượng NST ít mà số gen rất lớn.
  • C Các gen càng nằm ở vị trí gần nhau trên một NST thì liên kết càng bền vững.
  • D Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Di truyền liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp chứ không phải không làm xuất hiện biến dị tổ hợp

VD: Cây P: AB/ab (cao, đỏ) × AB/ab (cao đỏ)

             F1: 3 AB/--  :  1 ab/ab (3 cao đỏ : 1 thấp trắng)

Đã xuất hiện cây thấp trắng là biến dị tổ hợp

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết?

  • A Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST  trong bộ NST lưỡng bội của loài đó
  • B Liên kết hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau
  • C Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết
  • D Liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng là C

Ý A sai vì số nhóm gen liên kết bằng với số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.

Ý B sai vì liên kết gen hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý di truyền cùng nhau

Ý D sai vì liên kết gen hoàn toàn làm giảm biến dị tổ hợp

Khi các gen nằm trên cùng một NST thì liên kết với nhau và cùng hình thành một nhóm liên kết

Chọn C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là:

  • A Sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I.
  • B Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II.
  • C Sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.
  • D Sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Vì sao các gen liên kết với nhau:

  • A Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST.   
  • B Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện.
  • C Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng.
  • D Vì chúng có lôcut giống nhau.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự phân ly của NST ở kì sau chính là nguyên nhân gây ra sự phân ly các gen hay các alen. Do đó, nếu các gen cùng nằm trên 1 NST, chúng sẽ cùng phân ly với nhau về 1 tế bào→ hiện tượng di truyền liên kết

Chọn A

Đáp án - Lời giải