Câu hỏi 1 :

Cho các nhận định sau:

(1) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtít là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.

(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.

(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.

(4) Đột biến điểm cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.

Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến điểm?

  • A 5
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đột biến điểm là đột biến gen có liên quan đến 1 cặp nucleotit

Các nhận định đúng về đột biến điểm là : (1) (4) (5)

Đáp án C

2 sai. đột biến điểm là biến đổi trên 1 cặp nucleotit

3 sai, tùy từng trường hợp mà đột biến có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. Ví dụ : đột biến điểm thay thế 1 cặp nu, bộ ba mới tạo ra vẫn qui định acid amin đó ( tính thoái hóa của mã di truyền ) là 1 đột biến trung tính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen aCặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

  • A Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
  • B Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
  • C Mất một cặp G - X. 
  • D Mất một cặp A-T.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

- CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\)  (Å); 1nm = 10 Å

- CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

- Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

- Tổng số nucleotit của gen A là \(N = \frac{{L \times 2 \times 10}}{{3,4}} = 900\) nucleotit

 

- Ta có hệ phương trình (gen A):  

\(\left\{ \begin{array}{l}
2A + 2G = 900\\
2A + 3G = 1169
\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
A = T = 181\\
G = X = 269
\end{array} \right.\)

- Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, môi trường cung cấp

+ Amt = (AA +Aa)× (22 – 1) =1083 → Aa =180

+ Gmt = (GA +Ga)× (22 – 1) =1617 → Ga =270

Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 299 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:

  • A 718
  • B 539
  • C 269
  • D 359

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chuỗi polipeptit có :                           299 acid amin

→ mARN có :                                     (299+1) x 3 = 900 nu (tính thêm bộ ba kết thúc)

→ đoạn ADN mã hóa có :              900 x 2 = 1800 nu

→ có 2A + 2G = 1800

Số liên kết hidro giữa A và T bằng số liên kết hidro giữa G và X. Tức là 2A = 3G

Vậy giải ra, A = T = 540         và        G = X = 360

5-BU gây đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X

Thành phần nu của gen đột biến là : A = T = 539       và        G = X = 361

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Bệnh ung thư là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của con người trên thế giới hiện nay.Có những phát biểu về căn bệnh này:

(1) Khối u mà có tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể gọi là u lành tính.

(2) Bệnh ung thư có thể do đột biến gen phát sinh ngẫu nhiên trong cơ thể, cũng có thể do virut xâm nhập gây ra.

(3) Bệnh ung thư phát sinh trong tế bào sinh dưỡng có khả năng di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

(4) Gen tiền ung thư (gen qui định yếu tố sinh trưởng) là gen lặn.    .

(5) Sự đột biến của gen ức chế khối u là đột biến trội.

Những phát biểu đúng là:

  • A 2,4
  • B 1,2
  • C 4,5 
  • D 3,4

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là: (2),(4).

Ý (1) sai vì: đó là khối u ác tính hay còn gọi là ung thư.

Y (3) sai vì: bệnh ung thư phát sinh trong tế bào sinh dưỡng không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Ý (5) sai vì đột biến của gen ức chế khối u dẫn đến bệnh ung thư là đột biến lặn (trội → lặn)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một đột biến gen làm mất 3 cặp nucleotit ở vị trí số 5 , 10 và 31 . Cho rằng ba bộ ba mới , ba bộ  ba cũ cùng mã hóa một loại axit amin  và đột biến không làm ảnh hướng đến bộ ba kết thúc . Hậu quả của đột biến trên là :

  • A Mất 1 axit amin  và làm thay đổi 10 axit amin đầu tiên của chuỗi polipeptit
  • B Mất 1 axit  amin và làm thay đổi 10 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất  của chuỗi polipeptit
  • C Mất 1 axit  amin và làm thay đổi 9 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất  của chuỗi polipeptit
  • D Mất 1 axit amin  và làm thay đổi 9 axit amin đầu tiên của chuỗi polipeptit

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vì aa mở đầu do bộ ba mở đầu 5’AUG3’  mã hóa bị cắt bỏ sau khi kết thúc dịch mã .

Axit amin thứ nhất trong chuỗi là do các nucleotit ở vị trí 4-5-6  mã  hóa

Đột biến làm mất nu ở vị trí số 5

=> Chuỗi acid amin bị thay đổi từ acid amin số 1

Đột biến 3 mất nu, vị trí nu bị mất xa nhất là nu số 31 ( nằm trong bộ ba của acid amin số 9 trong chuỗi hoàn chỉnh)

Do mất 3 nu ở các vị trí khác nhau ó mất 1 acid amin của chuỗi và làm thay đổi từ acid amin số 1 đến acid amin số 9 <=> thay đổi 9 acid amin

=>  Kết luận đúng là : Mất 1 axit  amin và làm thay đổi 9 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất  của chuỗi polipeptit

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong trường hợp nào một đột biến gen trở thành thể đột biến:

  • A Gen đột biến lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử.  
  • B Gen đột biến trội.
  • C Gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen trên NST Y, cơ thể mang đột biến là cơ thể mang cặp NST giới tính XY.    
  • D Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thể đột biến: là cơ thể mang gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Gen A bị đột biến thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp 1 axit amin và trong thành phần xuất hiện 2 axit amin mới. Phát biểu nào dưới đây là không phù hợp với trường hợp trên:

 

  • A Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. 
  • B Gen A bị mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau.
  • C Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp nhau.
  • D Số liên kết hyđro của gen a kém gen A. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Xác định thay đổi của thể đột biến so với ban đầu

- Xác định dạng đột biến

Lời giải chi tiết:

Prôtêin của gen a mất 1 axit amin và có 2 axit amin mới.

A đúng, đột biến mất 3 cặp nuclêôtit có thể làm mất 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới.

B đúng, gen A mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau cũng có thể tạo prôtêin đột biến như trên nếu các khung bộ ba bị dịch chuyển không tạo ra axit amin mới.

C sai vì mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp chỉ làm mất 1 axit amin và có thể tạo 1 axit amin mới, không thể tạo 2 axit amin mới.

D đúng vì gen a kém 1 bộ ba so với gen A nên sẽ ít số liên kết hidro hơn.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho một đoạn mạch gốc ADN có trình tự các bộ ba tương ứng với thứ tự như sau:

           3’ ……………AGG-TAX-GXX-AGX-GXA-XXX………..5’

                                 6       7        8        9       10      11

Một đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 9 trên gen trên làm mất cặp nuclêôtit AT sẽ làm cho trình tự của các nuclêôtit trên mARN như sau:

  • A 3’...UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG…5’ 
  • B 5’…AGG-TAX-GXX-GXG-XAX-XX…3’  
  • C 5’...UXX-AUG-XGG-XXG-XGU-GGG…3’  
  • D 5’... UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG …3’

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Dựa vào nguyên tắc bổ sung giữa mạch gốc ADN và mARN: A –U, G-X, Tgốc -AmARN

-  Mất 1 cặp nuclêôtit → Xác định trình tự của mARN đột biến

Lời giải chi tiết:

Mạch gốc ADN :    3’ ……………AGG-TAX-GXX-AGX-GXA-XXX………..5’

Mạch bị đột biến:  3’ ……………AGG-TAX-GXX-GXG-XAX-XX………..5’

mARN                  5’…………….UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG..………3’

Chọn D

Chú ý:

Chiều của mARN có thể bị đảo 5’……UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG.……3’ thành 3’……UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG..……5’ dẫn đến HS vội vàng chọn sai, hai đoạn mARN này là hoàn toàn khác nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Về hiện tượng đột biến gen ở các loài thực vật, cho các phát biểu:

I. Các gen tế bào chất đột biến cũng có thể được di truyền cho đời sau.

II. Đột biến thay thế cặp nucleotide ở vùng mã hóa mà không tạo codon kết thúc thường có hậu quả ít nghiêm trọng hơn so với đột biến mất cặp nucleotide ở vùngnày.

III. Các gen điều hòa được bảo vệ bởi hệ thống protein đặc hiệu, chúng không bị độtbiến.

IV. Một đột biến gen có thể tạo ra bộ ba 5’AUG3’ ở giữa vùng mã hóa, nó luôn khởi đầu cho một quá trình dịch mãmới.

Số phát biểu chính xác là:

  • A 1
  • B 2
  • C 4
  • D 3

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

I đúng, nếu gen tế bào chất ở giao tử cái có thể được di truyền cho đời sau

II đúng, vì chỉ ảnh hưởng tới 1 aa

III sai, gen điều hòa vẫn có khả năng bị đột biến

IV sai.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một gen cấu trúc có chứa 1800 nuclêôtit và 20% số nuclêôtit loại A. Gen bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:

  • A A = T = 359, G = X = 541.  
  • B A = T = 361, G = X = 539.
  • C  A = T = 360, G = X = 540. 
  • D A = T = 359, G = X = 540.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Số lượng nuclêôtit của gen ban đầu:

A = T = 360

G = X = 540

Đội biến thay thế A-T bằng G-X → A = T = 359 ; G = X = 541

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến ?

  • A Tăng 10,2 Å.   
  • B Giảm 10,2 Å. 
  • C Tăng 20,4 Å.
  • D Giảm 20,4 Å.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

-  Mỗi nuclêôtit có kích thước là 3,4 Å

-  Xác định sự thay đổi về chiều dài của gen sau đột biến

Lời giải chi tiết:

Chiều dài của gen sẽ giảm : 3,4 . 3 = 10,2 Å

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro và có chiều dài giảm đi 3.4 Å. Số lượng từng loại nu của alen a là :

  • A  A=T=800, G=X=399      
  • B A=T=801, G=X=400
  • C A=T=799, G=X=401   
  • D  A=T=799, G=X=400

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đổi 408nm = 4080Ao

Số nucleotit của gen A là :

4080/ 3.4 x 2 = 2400 nu

Ta có T = A = 2 G = 2X nên

A= T = 2400 : ( 2+2+1+1) ×2 = 800

G=X = 800 : 2 = 400

Số liên kết hidro  trong gen a là : 2A+ 3G= 400×3 + 800× 2 = 2800

Gen a có 2798 liên kết hidro và chiều dài giảm đi 3.4 Ao  vậy gen a giảm đi 2 liên kết

Vậy gen đột biến  mất một cặp A-T

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cặp gen ZZ tồn tại trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen đều có chiều dài 0,306µm, có tỉ lệ T : X = 7 :5. Do đột biến gen Z biến đổi thành gen z, tạo nên cặp gen dị hợp Zz. Gen z có số liên kết hidro là 2176 liên kết nhưng chiều dài gen không đổi. Khi giảm phân cơ thể chứa cặp gen Zz xảy ra sự rối loạn phân bào ở 1 số tế bào ở giảm phân I .Số lượng từng loại nucleotit A trong mỗi loại hợp tử tạo thành ở đời con khi cơ thể Zz tự thụ phấn là:

  • A A=T=2098; A=T =1576; A=T= 1573; A=T=525; A=T= 524.
  • B A=T=2096; A=T =1574; A=T= 1573; A=T=525; A=T= 524.
  • C A=T=2098; A=T =1574; A=T= 1578; A=T=525; A=T= 524.
  • D A=T=2098; A=T =1574; A=T= 1573; A=T=525; A=T= 524.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Gen Z: L = 0.306 µm → N  = 1800

Ta có hệ phương trình :  \(\left\{ \begin{array}{l}2T + 2X = 1800\\5T - 7X = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}T = A = 525\\G = X = 375\end{array} \right.\)

Gen z có chiều dài bằng chiều dài gen Z , có 2176 liên kết hidro

Ta có hệ phương trình  \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 1800\\2A + 3G = 2176\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}T = A = 524\\G = X = 376\end{array} \right.\)

Cơ thể Zz giảm phân bị rối loạn ở GPI cho 2 loại giao tử Zz và O

Cơ thể Zz giảm phân bình thường tạo giao tử Z, z

Như vậy cơ thể Zz giảm phân cho 4 loại giao tử Z, z, Zz và O

Các hợp tử ZZzz, ZZz, Zzz, Z và z

ZZzz có A=T= 525×2 +524×2 = 2098

ZZz có A=T= 525×2 +524 =1574….

Tương tự với các hợp tử khác.

Vậy số lượng nucleotit loại A trong các hợp tử lần lượt là: A=T=2098; A=T =1574; A=T= 1573; A=T=525; A=T= 524

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một gen ở sinh vật nhân thực, có số nucleotit loại A bằng 1/2 số nucleotit loại X và có tổng số liên kết hidro bằng 4000. Gen này bị đột biến điểm tạo gen mới có số liên kết hidro là 3998. Dạng đột biến gen đã xảy ra trên gen nói trên là

  • A đột biến thay thế hai cặp G – X bằng hai cặp A – T.
  • B đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
  • C đột biến mất một cặp nucletit G – X.
  • D đột biến mất một cặp nucletit A – T.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tổng liên kết hidro = 2A + 3G = 4000

Gen bị đột biến điểm, tạo thành gen mới có 3998 liên kết H ↔ bị giảm đi 2 liên kết H ↔ mất 1 cặp A-T

Do       A liên kết T bằng 2 liên kết H

            G liên kết X bằng 3 liên kết H

Chọn D

Chú ý: do là đột biến điểm (chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit) nên không thể là đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit
  • B Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961.
  • C Gen m có số liên kết hidro là 3120.
  • D Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì tổng số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đột biến không làm thay đổi chiều dài gen là đột biến thay thế cặp nucleotit này thành cặp nucleotit khác

Lời giải chi tiết:

Gen M có 2400 nu và có A/G = 2/3

→ gen M có : A = T = 480 và G = X = 720

Gen m có chiều dài bằng gen M

→ gen m có 2400 nu, mà gen m có G = 719

→ gen m có : A = T = 481 và G = X = 719

Đột biến là đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T ↔ (A) đúng

Cặp gen Mm nhân đôi 1 lần, số nu loại A môi trường cung cấp là : 480 + 481 = 961 ↔ (B) đúng

Gen m có số liên kết hidro là: 481 x 2 + 719 x 3 = 3119 ↔ (C) sai

Cặp gen Mm nhân đôi 1 lần, số nucleotit tự do môi trường cung cấp là: 2400 + 2400 = 4800 ↔ (D) đúng

Vậy phát biểu C sai

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong một quần thể thực vật xuất hiện các đột biến:alen A đột biến thành  alen a, alen b đột biến thành B, alen D đột biến thành d .Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn.Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến biểu hiện kiểu hình đột biến?

  • A AabbDD;AaBbDd;AaBBdd
  • B aaBBDd;AabbDd;Aabbdd
  • C aaBbDd;AABbdd;AaBBDD
  • D AaBbDd;AabbDD;aabbd

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

alen A đột biến thành  alen a = > thể đột biến có kiểu gen aa

alen b đột biến thành B → thể đột biến có kiểu gen : BB, Bb

alen D đột biến thành d → thể đột biến có kiểu gen : dd

vậy Chọn đúng là C

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở một loài thực vật, xét một gen A dài 408 nm và có T = 2G. Gen A bị đột biến điểm thành alen a có 2798 liên kết hydro. Phép lai giữa 2 cơ thể đều dị hợp với nhau đời sau tạo ra các hợp tử, trong số các hợp tử tạo ra có 1 hợp tử chứa 2399 T. Hợp tử trên có kiểu gen là:

  • A AAAa
  • B  Aaa
  • C AAa.
  • D AAaa.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Gen A dài 408nm → có tổng số nu là 2A + 2G = 4080 : 3,4 x 2 = 2400

Có A = T = 2G

→ vậy A = T = 800 và G = X = 400

Gen A có số liên kết H là 2A + 3G = 2800

Gen A đột biến thành alen a

Alen a có 2789 liên kết H ↔ 2A + 3G = 2798

→ Alen a ít hơn gen A là 2 liên kết hidro

→ Đột biến là mất 1 cặp A-T, 

Giả sử alen a có A = T = 799

Hợp tử có 2399T = 800 + 800 + 799

Vậy hợp tử là : AAa

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một gen có chiều dài 3060, trong đó A =3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ A/G ≈ 42,18%. Số liên kết hyđrô của gen đột biến là

  • A 2430. 
  • B  2433. 
  • C  2070. 
  • D 2427.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức.

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

Lời giải chi tiết:

Xét gen trước đột biến:

\(\begin{array}{l}L = 3060{A^o} \to N = 1800\\\left\{ \begin{array}{l}2{\rm{A}} + 2G = 1800\\7A - 3G = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = 270\\G = 630\end{array} \right.\end{array}\)

Ta có chiều dài của gen sau đột biến không đổi => đây là đột biến thay thể, tỷ lệ A/G trước đột biến = 3/7 > 42.18% ( tỷ lệ A/G sau đột biến) => thay thế A-T bằng G-X

Gọi x là số cặp nucleotit A-T bị thay bằng G-X

Ta có \(\frac{{A - x}}{{G + x}} = \frac{{270 - x}}{{630 + x}} = 0.4218 \to x = 3\)

Vậy sau đột biến tỷ lệ các loại nucleotit là: A=T=267; G=X=633

Vậy số liên kết hidro là 2A+3G= 2433

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; Trên mạch một của gen có X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hi đrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là:

  • A 1581.
  • B 678.
  • C 904.
  • D 1582.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

giả sử T2= x

Mạch 2 của gen : X2 = 2A2 = 4T2 =4x

Mạch 1 của gen :

A1 = T2 = x

T1 = A2 = 2x

X1 = A1 + T1 = 3x

→ G2 = X1 = 3x

Vậy trên toàn gen có:

A=T = 3x

G = X = 7x

Mà gen có 6102 liên kết H = 2A+ 3G

Giải ra, được A=T= 678 và G= X = 1581

Do đột biến điểm thành alen a ít hơn A 3 liên kết hidro

→ Đột biến mất một cặp nu G-X

Vậy ở alen a, số nu loại G là 1581

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một gen có cấu trúc dài 0,306μm. Do đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác tại vị trí nuclêôtit thứ 360 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp ít hơn phân tử prôtêin ban đầu bao nhiêu axit amin?

  • A 120 
  • B 119 
  • C 118 
  • D 180

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đột biến xuất hiện bộ ba không mã hóa axit amin là đột biến xuất hiện bộ ba kết thúc

Lời giải chi tiết:

Gen có số bộ ba là: 3060/(3.4.3) = 300

Số axit amin trong phân tử prôtêin ban đầu là: 300 - 2 = 298 axit amin (nếu không kể đến axit amin mở đầu).

Nuclêôtit có vị trí 360 thuộc bộ ba thứ 360 : 3 = 120

Codon thứ 120 trở thành mã kết thúc nên số axit amin trong phân tử prôtêin do gen bị đột biến tổng hợp có số axit amin là: 120 – 2 =118 axit amin (nếu không kể đến axit amin mở đầu).

Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp ít hơn phân tử prôtêin ban đầu là: 298 – 118 – 180 axit amin.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một gen không phân mảnh dài 198,9nm trong đó số nucleotide loại G chiếm 40%. Xử lý đột biến gen nói trên tạo alen đột biến, ký hiệu là Mt. Biết rằng alen Mt nếu được dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polypeptide ngắn hơn so với gen gốc là 1 axit amin. Tách alen Mt và tiến hành tự sao invitro (trong ống nghiệm) 3 lần thì nhu cầu của alen Mt với Adenosine thấp hơn so với gen gốc 14 phân tử. Số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình tái bản của alen Mt là:

  • A 11417.
  • B 11428.
  • C 11466.
  • D 13104.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit  \(L= \frac{N}{2}\times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Số liên kết hidro bị phá hủy trong n lần nhân đôi Hphá hủy = H(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Gen dài 198,9nm →có tổng số nucleotit là 1989×2/3,4 ´ = 1170

G= 40%

Vậy G =X = 468 A = T = 117

Alen Mt dịch mã cho chuỗi polipeptit ngắn hơn 1 aicd amin  →đột biến mất 3 cặp nu

Gọi số nu A của alen Mt là x

Mt tự sao 3 lần cho 8 alen mới, cần môi trường cung cấp số nu A là x.(23 -1) Như vậy ta có (117-x).(23 – 1) = 14

 Vậy x = 115

Alen Mt mất 2 cặp nu A-T và 1 cặp nu G-X

Mt : A=T = 115 và G = X = 467

Số liên kết H bị phá hủy trong quá trình tái bản alen Mt là (2×115+3×467)(23-1) = 11417

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Alen B có 2600 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại G là 200 nuclêôtit. Alen B bị đột biến điểm thành alen b. Alen b có 2601 liên kết hiđrô. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Alen b dài hơn alen B.

II. Đây là dạng đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.

III. Số lượng nuclêôtit loại X của alen b là 600.

IV. Tỉ lệ A/G của alen B là 2/3.

  • A 1
  • B 4
  • C 2
  • D 3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Gen B: ta có \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 3G = 2600\\G - A = 200\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 400\\G = X = 600\end{array} \right.\)

Ta thấy alen b nhiều hơn alen B 1 liên kết hidro → đây là đột biến thay thế 1 cặp nucleotit A –T  thành G – X (do đề cho là đột biến điểm, không thể là đột biến thêm cặp vì không có cặp nào liên kết bởi 1 lk hidro)

I sai,

II đúng

III sai, do đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G –X nên Xb = 610

IV đúng,

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Gen B có 65 chu kỳ xoắn và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây sai?

(I) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(II) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1666.

(III) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282, G = X = 368.

(IV) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

  • A 1
  • B 2
  • C 4
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phương pháp:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chu kỳ xoắn và tổng số nucleotit \(C = \frac{N}{{20}}\) (Å)

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Cách giải:

NB = 65 ×20 =1300

HB = 2AB + 3GB = 1669

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2{A_B} + 2{G_B} = 1300\\2{A_B} + 3{G_B} = 1669\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{A_B} = {T_B} = 281\\{G_B} = {X_B} = 369\end{array} \right.\)

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin

Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282

Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368

Hb =1668

Xét các phát biểu :

I đúng

II sai

III đúng

IV đúng

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Gen A dài 408nm và có bị đột biến thành alen a. Alen a dài bằng gen A và có . Một tế bào sinh giao tử chứa cặp Aa tiến hành giảm phân. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho cặp Aa trong quá trình giảm phân của tế bào trên là

  • A A= T= 960; G= X= 1400
  • B A= T= 1918; G= X= 2882
  • C A= T= 480; G= X= 720
  • D A= T= 959; G= X= 1441

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

- Xác định số nu mỗi loại của gen lúc chưa đột biến (gen A):

Chiều dài 408nm → 2400 nu.

       \({\rm{G}} = 1,5{\rm{A}}\) mà \({\rm{A}} + {\rm{G}} = 50\% \) → \({\rm{G}} = 30\% ;\,{\rm{A}} = 20\% .\)

       \({\rm{A}} = {\rm{T}} = 20\% .2400 = 480;\,G = X = 30\% .2400 = 720.\)

- Xác định số nu mỗi loại của gen đột biến (gen a):

Tổng số nu = 2400.

       \({\rm{X}} - {\rm{T}} = 242;\,{\rm{X}} + {\rm{T}} = 1200\)

→ \({\rm{X}} = {\rm{G}} = 721;\,{\rm{A = T}} = 721 - 242 = 479.\)

Số nu mỗi loại mà môi trường cung cấp cho giảm phân :

+ Giảm phân, NST chỉ nhân đôi 1 lần.

+ \({\rm{A}} = {\rm{T}} = 480 + 479 = 959;\,{\rm{G}} = {\rm{X}} = (720 + 719) = 1441.\)

→ Đáp án D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một gen có 3000 nucleotit, có tỉ lệ A/G = 2/3. Một đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ~ 0,6685. Đây là dạng đột biến

  • A Mất một cặp A-T
  • B Thêm một cặp G-X.
  • C Thay một cặp A-T bằng một cặp G-X. 
  • D Thay một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Do chiều dài gen không đổi → đột biến thay thế cặp nucleotit bằng cặp nucleotit khác.

A/G trước đột biến = 2/3 < 0,6685 = tỷ lệ A/G sau đột biến → đột biến thay thế G-X bằng A-T

Từ đây ta có thể chọn đáp án D

Gen có N=3000; A/G = 2/3 → \(\left\{ \begin{array}{l}2{\rm{A}} + 2G = 3000\\3{\rm{A}} = 2G\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 600\\G = X = 900\end{array} \right.\)

Giải thêm: gọi x là số cặp G-X thay bằng A-T ta có \[\frac{{A + x}}{{G - x}} = 0,6685 \leftrightarrow \frac{{600 + x}}{{900 - x}} = 0,6685\] →x ≈1

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hiđrô, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061A và 7532G.

Cho kết luận sau:

(1)  Gen A có chiều dài lớn hơn gen a

(2)  Gen A có G = X = 538; A = T =362.

(3)  Gen a có A = T = 361; G = X = 539

(4)  Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X

Số kết luận đúng là

  • A 1
  • B 3
  • C 4
  • D 2

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phương pháp :

- Sử dụng công thức tính số nucleotit khi biết chiều dài : \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\)

- Sử dụng công thức tính số nucleotit môi trường cung cấp cho x lần nhân đôi : N(2x – 1)

Cách giải:

Gen A:

L = 306nm; số liên kết hidro là 2338

Ta có  \(N = \frac{{L \times 2}}{{3,4}} = 1800\)

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2A + 2G = 1800}\\{2A + 3G = 2338}\end{array}} \right. \leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{A = T = 362}\\{G = X = 538}\end{array}} \right.\)

Tế bào có kiểu gen Aa nguyên phân 3 lần liên tiếp môi trường cung cấp 5061A và 7532G

Ta có 

(GA + Ga)(23 – 1) = 7532 → GA + Ga = 1076 → Ga = 1076 – 538 =538

(AA + Aa)(23 – 1) = 5061 → AA + Aa = 723 → Aa = 723 – 362 =361

→ Đột biến mất 1 cặp A – T

Xét các phát biểu :

(1)   đúng

(2)   Đúng

(3)   sai

(4)   Sai, đột biến mất 1 cặp A - T

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

  • A mất một cặp A-T.      
  • B thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
  • C thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.  
  • D mất một cặp G-X.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

NB = 2L/3,4 =1300

HB = 2AB + 3GB = 1669

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2{A_B} + 2{G_B} = 1300\\2{A_B} + 3{G_B} = 1669\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{A_B} = {T_B} = 281\\{G_B} = {X_B} = 369\end{array} \right.\)

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin

Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282

Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368

Dạng đột biến này là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Alen B dài 0,221 µm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua ba lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3927 nucleotit loại adenin và 5173 nucleotit loại guanin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen b có 65 chu kì xoắn.

II. Chiều dài của gen b bằng chiều dài gen B.

III. Số nucleotit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

IV. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

  • A 2
  • B 1
  • C 3
  • D 4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chu kỳ xoắn và tổng số nucleotit \(C = \frac{N}{{20}}\) (Å)

Nguyên tắc bổ sung: A-T;G-X;A-U

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G                

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Tổng số nucleotit của gen là: \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 1300\)

HB = 2AB + 3GB = 1669

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2{A_B} + 2{G_B} = 1300\\2{A_B} + 3{G_B} = 1669\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{A_B} = {T_B} = 281\\{G_B} = {X_B} = 369\end{array} \right.\)

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin

Amt = (AB + Ab)(23 – 1) = 3927 → Ab = 280

Gmt = (GB + Gb)(23 – 1) = 5173 → Gb = 370

Dạng đột biến này là thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

Xét các phát biểu:

I đúng, số chu kỳ xoắn là: C = N:20 = 65

II đúng vì đây là đột biến thay thế

III Sai

IV sai,

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét phép lai P: ♂Aa × ♀Aa. Giả sử trong guá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra 1 loại đột biến gen, cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

  • A 1/7
  • B 2/7
  • C 5/7
  • D 3/7

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nếu không có ĐBG thì tỷ lệ hoa trắng thu được phải là 25%

Bên cơ thể cái cho giao tử: 0,5A:0,5a

Bên cơ thể đực cho giao tử xA:ya

Ta có 0,5.y = 0,3 → y =0,6

Vậy ta có (0,5A:0,5a)(0,4A:0,6a)

Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

\(\frac{{0,5 \times 0,4}}{{1 - 0,3}} = \frac{2}{7}\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là

  • A A= T = 524; G = X = 676.
  • B  A = T = 676 ; G = X = 524.
  • C A = T = 526 ; G = X = 674. 
  • D A = T = 674 ; G = X = 526.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Lời giải chi tiết:

Gen trước đột biến :

L = 4080 Å→ N =2A+2G = 2400

Tổng số liên kết hidro  trong phân tử ADN có : 2A+3G =  3075

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\2{\rm{A}} + 3G = 3075\end{array} \right.\) →G = X = 675 ; A = T = 525

Gen đột biến : Dạng đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen  giảm một liên kết hidro đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A-T

A = T = 526

G = X = 674

Gen nhân đôi 1 lần thì số lượng nucleotit môi trường cung cấp bằng số nucleotit trong gen đột biến

Chọn C

Đáp án - Lời giải