Câu hỏi 1 :

Mặc dù nước ta có ¾ (ba phần tư) diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được đảm bảo nguyên nhân là do

  • A chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc.  
  • B chịu tác động của gió mùa Tây Nam.
  • C địa hình phân hóa đa dạng.            
  • D địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Mặc dù nước ta có ¾ diện tích là đồi núi nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được bảo toàn, nguyên nhân là do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đồng bằng và đồi núi thấpđai nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Điểm không giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A được hình thành trên vịnh biển nông.    
  • B đất phù sa
  • C đều có đê sông        
  • D thấp, tương đối bằng phẳng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng có đê sông còn đồng bằng sông Cửu Long không có đê sông

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Để hạn chế xói mòn trên đất dốc tại vùng đồi núi nước ta, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

  • A Chống bạc màu, nhiễm mặn.                   
  • B Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
  • C Làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng.    
  • D Bón phân, cải tạo đất nông nghiệp.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng...(sgk trang 61)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Miền núi nước ta thường có nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất là do:

  • A mưa ít nhưng tập trung theo mùa, độ dốc địa hình lớn.
  • B mưa nhiều tập trung vào một mùa, độ dốc địa hình lớn.
  • C mưa nhiều quanh năm, độ dốc địa hình lớn.
  • D rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi trọc tăng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Miền núi nước ta thường có nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất là do mưa nhiều tập trung vào một mùa, độ dốc địa hình lớn; rừng bị tàn phá, mất lớp phủ thực vật cũng là 1 nguyên nhân quan trọng

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm khác so với Trường Sơn Nam là

  • A bất đối xứng hai sườn.      
  • B gồm các khối núi và cao nguyên.
  • C hướng núi vòng cung.             
  • D  thấp và hẹp ngang.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm thấp và hẹp ngang (sgk trang 30) và Atlat trang 13

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

  • A đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.
  • B có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
  • C  bị nhiễm mặn nặng nề.
  • D có hệ thống đê điều chạy dài.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp (ĐBSH là đồng bằng châu thổ do phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp; ĐBSCL là đồng bằng châu thổ do hệ thống sông Mê Công bồi đắp)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Địa hình đồi núi có ý nghĩa gì với phát triển công nghiệp

  • A miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
  • B sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu Kw.
  • C  nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn ¾ diện tích lãnh thổ.
  • D  các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu Kw, do địa hình chủ yếu là đồi núi, sông ngòi lắm thác ghềnh, độ dốc lớn => thế năng lớn=>trữ năng thủy điện lớn

=> Chọn đáp án B

Chú ý từ khóa: ý nghĩa/với phát triển công nghiệp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là:

  • A đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
  • B đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • C đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.
  • D các dãy núi chạy theo hướng chính là tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (địa hình đồng bằng và đồi núi thấp <1000m chiếm 85%) nên sự phân hóa đai cao rất hạn chế

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A Có nhiều nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.
  • B Được bồi lấp trên những vịnh biển nông, thềm lục địa rộng.
  • C Tác động của các nhân tố ngoại lực như gió, mưa, nước chảy...
  • D Các sông nhỏ, ngắn, dốc; tiếp giáp vùng biển nông.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do nguyên nhân chủ yếu là có nhiều nhánh núi đâm ngang ra sát biển

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Ở đồng bằng sông Hồng, nơi vẫn được bồi tụ phù sa hàng năm là

  • A khu vực ngoài đê.   
  • B ô trũng ngập nước.
  • C khu vực trong đê.    
  • D rìa phía tây và tây bắc.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ở đồng bằng sông Hồng, nơi vẫn được bồi tụ phù sa hàng năm là khu vực ngoài đê (sgk Địa lí 11 trang 33)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông:

  • A Cả.    
  • B Thu Bồn.  
  • C Đà Rằng.  
  • D Mã – Chu

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 14, đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông Đà Rằng (sông Ba)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Vùng núi có hướng núi phức tạp nhất ở nước ta là:

  • A Trường Sơn Bắc 
  • B Đông Bắc
  • C Trường Sơn Nam 
  • D Tây Bắc

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trường Sơn Nam có hướng chung là hướng vòng cung, quay lưng ra biển, tuy nhiên các dãy núi tạo thành cánh cung lớn cũng có nhiều hướng như Tây Bắc – Đông Nam, Bắc  - Nam, Đông Bắc – Tây Nam

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6, 7 cho biết trong các cao nguyên dưới đây, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta

  • A Mộc Châu               
  • B Đồng Văn 
  • C Di Linh 
  • D Quản Bạ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6, 7, Cao nguyên Di Linh thuộc vùng Tây Nguyên, không thược miền Bắc nước ta

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Theo quốc lộ 1A, đi từ Bắc vào Nam sẽ lần lượt đi qua các đèo :

  • A  đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả
  • B đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả
  • C đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông
  • D  đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cù Mông,đèo Cả

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat trang 13-14, dọc theo quốc lộ 1A, đi từ Bắc vào nam sẽ lần lượt đi qua các đèo: đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho

  • A thau chua và rửa mặn đất đai.
  • B hạn chế nước ngầm hạ thấp
  • C ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
  • D  tăng cường phù sa cho đất.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho thau chua và rửa mặn đất đai do bị bốc phèn, nhiễm mặn

=> Chọn đáp ánA.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Dãy núi bắt nguồn từ biên giới Việt – Trung và kết thúc ở khuỷu sông Đà là

  • A Trường Sơn Bắc.  
  • B Hoàng Liên Sơn.     
  • C Pu Đen Đinh.         
  • D Pu Sam Sao

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dãy núi bắt nguồn từ biên giới Việt – Trung và kết thúc ở khuỷu sông Đà là dãy Hoàng Liên Sơn (Atlat trang 13)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

  • A Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
  • B Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
  • C  Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
  • D Bên cạnh núi, còn có đồi.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng là có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên (có nhiều dạng, nhiều bậc địa hình núi...)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Điểm giống nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

  • A địa hình hướng tây bắc - đông nam. 
  • B có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây.
  • C có nhiều cao nguyên, sơn nguyên. 
  • D đồi núi thấp chiếm ưu thế.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là đồi núi thấp chiếm ưu thế, chủ yếu <1000m

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là

  • A Quy định hướng sông là Tây – Đông
  • B Hệ thống sông ngòi dày đặc
  • C Chế độ nước phân hóa theo mùa.
  • D Quy định hướng chảy của sông là Tây Bắc – Đông Nam.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là quy định hướng chảy của sông là Tây Bắc – Đông Nam vì hướng núi chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam nên các sông và thung lũng sông ở đây cũng chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ cấu trúc địa chất – địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ khá phức tạp?

  • A Hệ thống núi non trùng điệp, địa hình núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt
  • B Gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông, đồng bằng ven biển
  • C Đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m chiếm ưu thế, nhiều địa hình đá vôi, địa hình bờ biển có nhiều vịnh, đảo, quần đảo
  • D Gồm núi cao, núi trung bình, núi thấp, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi, thung lũng hẹp, nhiều vách núi đứng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Địa hình miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ gồm: khối núi cổ KonTum, cực Nam Trung Bộ, các sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan ở Tây Nguyên, đồng bằng châu thổ, ven biển => biểu hiện của sự phức tạp trong cấu trúc địa chất của vùng.

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do

  • A Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
  • B Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sôi, cát trôi sông.
  • C Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
  • D Biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng nên đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Vùng đất trong đê của Đồng bằng sông Hồng không được bồi tụ phù sa hàng năm do

  • A địa hình cao, có nhiều núi sót.
  • B bề mặt đồng bằng bị chia cắt.
  • C sông ngòi ít phù sa.
  • D có đê ven sông ngăn lũ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Việc xây dựng hệ thống đê điều dày đặc ở ĐBSH đã chia đồng bằng thành nhiều ô vuông, vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm kết hợp việc sử dụng không hợp lí đang đứng trước nguy cơ thoái hóa bạc màu (vùng đất ngoài đê hằng năm vẫn được  phù sa sông bồi đắp)

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khó khăn lớn nhất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là hiện tượng

  • A xâm nhập mặn và bốc phèn.
  • B cháy rừng.
  • C thiếu nước ngọt.
  • D thủy triều tác động mạnh.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là hiện tượng thiếu nước ngọt cho tưới tiêu cây trồng và để thau chua rửa mặn.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn nhất trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là

  • A đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
  • B đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi cao đạt trên 2000m.
  • C các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
  • D đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đai nhiệt đới gió mùa của nước ta có giới hạn dưới 1000m.

=> Do vậy đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn nhất trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là đồi núi chiếm phần lớn diện tích (chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Vùng núi Tây Bắc nước ta có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước, nguyên nhân do

  • A Có mối quan hệ mật thiết với mảng nền cổ Hoa Nam (Trung Quốc)
  • B Trong Tân Kiến tạo được nâng lên mạnh nhất bởi vận động tạo núi Anpơ -Himalaya
  • C Được hình thành sớm nhất, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi phức tạp.
  • D Vị trí gần kề với vành đai núi lửa Thái Bình Dương

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vùng núi Tây Bắc nước ta có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước, nguyên nhân do vùng Tây Bắc chịu tác động mạnh nhất của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya khiến địa hình được nâng lên và trẻ hóa (cường độ mạnh ở Tây Bắc và yếu dần về phía Đông Nam)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?

  • A Khí hậu cận xích đạo gió mùa có hai mùa mưa - khô rõ rệt.
  • B Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
  • C Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng nhất về mùa hạ.
  • D Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ( các vòng cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông) tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nội địa, làm cho vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất nước ta

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:

  • A Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
  • B Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc
  • C Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
  • D Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

So sánh với  ĐBSH: địa hình thấp, sông ngòi, hệ thống đê điều

Lời giải chi tiết:

Vào mùa cạn, mực nước sông hạ thấp + địa hình thấp,  không có đê bao bọc

=> Nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của

  • A khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
  • B nội lực và ngoại lực
  • C nhiều chu kỷ vận động nâng lên và hạ xuống
  • D xâm thực và bồi tụ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Lời giải chi tiết:

Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của: nội lực và ngoại lực.

- Nội lực với các vận động nâng lên -  hạ xuống tạo nên sự phân hóa đa dạng địa hình miền núi nước ta (núi cao, núi trung bình…)

- Kết hợp với quá trình ngoại lực xâm thực, bào mòn, bồi tụ phù sa…tạo nên các đồng bằng, địa hình ven biển, miền đồi núi thấp sườn thoải…

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nhân tố nào sau đây là chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới?

  • A Vị trí giáp biển, kho nhiệt ẩm khổng lồ điều hòa
  • B Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang đón nhiều khối khí.
  • C Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • D Địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu đồi núi thấp.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên mọi nơi trên lãnh thổ 1 năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, nhận được lượng nhiệt dồi dào, quy định tính chất nhiệt đới của nước ta.

Tuy nhiên, lãnh thổ nước ta ¾ diện tích là đồi núi. Càng nên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC vì vậy nếu đồi núi nước ta có độ cao lớn thì tính chất nhiệt đới sẽ bị suy giảm.

-> Nhân tố chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới là địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu là đồi núi thấp.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi

  • A cường độ của vận động nâng lên.
  • B hướng của các mảng nền cổ.
  • C hình dạng lãnh thổ đất nước.   
  • D vị trí địa lí của nước ta.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

vận dụng kiến thức nâng cao về lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta

Lời giải chi tiết:

Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi hướng của các mảng nền cổ

Chọn B

Đáp án - Lời giải