Câu hỏi 1 :
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể tự phối ?
- A Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
- B Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm
- C Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình
- D Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Quần thể tự phối qua các thế hệ, tỷ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng. Do đó bị phân hóa thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Tuy nhiên nếu thế hệ ban đầu thuần chủng thì tự thụ phấn vẫn chỉ tạo ra kiểu gen đó, nên sự chọn lọc không có tác dụng.
Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình là đặc điểm của quần thể ngẫu phối.
Chọn C.
Câu hỏi 2 :
Từ thế hệ xuất phát có các thể dị hợp, qua nhiều thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì
- A tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
- B tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp bằng nhau
- C quần thể đạt trạng thái cân bằng
- D tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tự thụ phấn bắt buộc làm tăng tỷ lệ đồng hợp, giảm tỷ lệ dị hợp. Nếu thế hệ xuất phát chỉ có thể dị hợp, thì qua các thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ đồng hợp trội và đồng hợp lặn luôn bằng nhau.
Chọn A.
Câu hỏi 3 :
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
- A kiểu gen của quần thể
- B vốn gen của quần thể
- C kiểu hình của quần thể
- D thành phần kiểu gen của quần thể
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nênvốn gen của quần thể. Mỗi quần thể có 1 vốn gen đặc trưng.
Chọn B.
Câu hỏi 4 :
Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
- A tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể
- B tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.
- C tỉ lệ % các kiểu gen chứa alen đó trong quần thể
- D tỉ lệ % số tế bào 2n mang alen đó trong quần thể.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tần số tương đối của một alen được tính bằngtỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong tổng số các giao tử của quần thể.
Chọn B.
Câu hỏi 5 :
Một quần thể chỉ có các cá thể mang kiểu gen AaBbDd, sau 1 thời gian dài thực hiện tự thụ phấn, sẽ xuất hiện số dòng thuần có kiểu gen khác nhau tối đa là
- A 6
- B 4
- C 2
- D 8
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Số dòng thuần tối đa: 23 = 8 (do mỗi cặp dị hợp tạo ra 2 dòng thuần)
Chọn D.
Câu hỏi 6 :
Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền ở F4 là
- A 37,5% AA : 25% Aa : 37,5% aa.
- B 48,4375% AA : 6,25% Aa : 48,4375% aa.
- C 46,875% AA : 6,25% Aa : 46,875% aa.
- D 50% Aa : 25% AA : 25% aa.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tỷ lệ Aa F4: \(\frac{1}{{{2^4}}}\) x 100% = 6,25%
Tỷ lệ AA = aa: (100% - 6,25%)/2 = 46,875%
Chọn C.
Câu hỏi 7 :
Trong chọn giống, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hay giao phối cận huyết do:
- A Thế hệ sau sẽ có độ dị hợp cao do đó các gen lặn đột biến có hại không được biểu hiện
- B Thế hệ sau tập trung các gen trội nên thể hiện ưu thế lai
- C Các gen lặn đều được biểu hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen
- D Tạo ra những dòng thuần có các cặp gen ở trạng thái đồng hợp
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong chọn giống, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hay giao phối cận huyết vì tạo điều kiện cho các gen lặn đều được biểu hiện thành kiểu hình, thuận lợi cho đánh giá kiểu gen.
Chọn C.
Câu hỏi 8 :
Trong các quần thể sau đây, quần thể nào có tần số alen a thấp nhất?
- A 0,3AA : 0, 5Aa : 0,2aa
- B 0,2AA : 0, 8Aa
- C 0,5AA : 0, 4Aa : 0,1aa
- D 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen pA\( = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Lời giải chi tiết:
Chọn C
Câu hỏi 9 :
Quần thể tự thụ phấn ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là
- A 25%
- B 50%
- C 5%.
- D 87,5%.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen đồng hợp là: 1 – tỷ lệ dị hợp = 1 – 1/23 = 87,5%
Chọn D
Câu hỏi 10 :
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thể hệ theo hướng:
- A giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội.
- B giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử.
- C giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn.
- D tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thể hệ theo hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử
Đáp án B
Câu hỏi 11 :
Vốn gen là
- A tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.
- B tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định,
- C tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.
- D tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.
Chọn C
Câu hỏi 12 :
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ có đặc điểm?
- A Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
- B Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
- C Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
- D Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ đồng hợp giảm tỷ lệ dị hợp nên trong quần thể phân hóa thành các dòng thuần
Chọn B
Câu hỏi 13 :
Tần số thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
- A Quần thể ngẫu phối.
- B Quần thể giao phối có lựa chọn
- C Quần thể tự phối và ngẫu phối
- D Quần thể tự phối
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng trên xảy ra ở các quần thể tự phối
Câu hỏi 14 :
Một cá thể có kiểu gen AaBb sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là
- A 4
- B 6
- C 8
- D 2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Số dòng thuần tối đa là 4: AABB; AAbb;aaBB; aabb
Chọn A
Câu hỏi 15 :
Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là
- A AA = aa = (1- (1/2)n)/2 ; Aa = (1/2)n
- B AA = aa = (1- (1/4)n)/2 ; Aa = (1/4)n
- C AA = aa = (1- (1/8)n)/2 ; Aa = (1/8)n
- D AA = aa = (1- (1/16)n)/2 ; Aa = (1/16)n
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau mỗi thế hệ tự thụ, tỷ lệ dị hợp giảm còn 1/2 so với ban đầu. sau n thế hệ tự thụ tỷ lệ Aa = (1/2)n
Tỷ lệ đồng hợp: (1- (1/2)n)/2
Chọn A
Câu hỏi 16 :
Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,1 AA + 0,2 Aa + 0,7 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt :
- A 0,8 ; 0,2
- B 0,3 ; 0,7
- C 0,7 ; 0,3.
- D 0,2 ; 0,8.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Quần thể có cấu trúc: xAA+yAa+zaa=1
Tần số alen pA\( = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Lời giải chi tiết:
Tần số alen A : \( = 0,1 + \frac{{0,2}}{2} = 0,2 \to {q_a} = 1 - {p_A} = 0,8\)
Chọn D
Câu hỏi 17 :
Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là:
- A A = 0,4; a = 0,6
- B A = 0,2; a = 0,8
- C A = 0,6; a = 0,4
- D A = 0,8; a = 0,2
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Quần thể có cấu trúc: xAA+yAa+zaa=1
Tần số alen pA\( = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Lời giải chi tiết:
Tần số alen A : \( = 0,16 + \frac{{0,48}}{2} = 0,4 \to {q_a} = 1 - {p_A} = 0,6\)
Chọn A
Câu hỏi 18 :
Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với quần thể tự phối?
- A Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau.
- B Tần số tương đối của các alen bị thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau.
- C Tần số tương đối của các alen không thay đổi nhưng tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng qua các thế hệ.
- D Tần số tương đối của các alen thay đổi tuỳ từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng là C, tự thụ phối không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm giảm tỷ lệ dị hợp, tăng tỷ lệ đồng hợp
Chọn C
Câu hỏi 19 :
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì
- A các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
- B xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
- C các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
- D tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Đáp án: A
Câu hỏi 20 :
Đặc điểm nào sau đây không đúng với xu hướng di truyền của quần thể tự thụ phấn?
- A Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.
- B Tần số tương đối của các alen không thay đổi.
- C Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử.
- D Cấu trúc di truyền của quần thể duy trì ổn định qua các thế hệ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
xu hướng di truyền của quần thể tự thụ phấn : dị hợp giảm ; đồng hợp tăng
ý sai là D
Chọn D
Câu hỏi 21 :
Tần số của một loại kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa:
- A Số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.
- B Số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
- C Số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
- D Số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể
Đáp án: A
Câu hỏi 22 :
Trong số các xu hướng sau:
1. Tần số các alen không đổi qua các thế hệ
2. Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ
3. Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ
4. Quần thể được phân hóa tạo thành các dòng thuần
5. Các alen lặn có xu hướng biểu hiện ở quần thể tự thụ phấn
Có bao nhiêu xu hướng biểu hiện ở quần thể tự thụ phấn
- A 4
- B 3
- C 5
- D 2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các xu hướng biểu hiện ở quần thể tự thụ phấn là: 1,3,4,5
Ý 2 sai, giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể
Chọn A
Câu hỏi 23 :
Khi cho quàn thể thực vật tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, theo lý thuyết, loại kiểu gen có xu hướng giảm dần là:
- A Đồng hợp tử lặn
- B Đồng hợp tử trội
- C Dị hợp tử
- D Đồng hợp tử
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khi cho quàn thể thực vật tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, theo lý thuyết, loại kiểu gen có xu hướng giảm dần là dị hợp tử.
Chọn C
Câu hỏi 24 :
Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d+h+r=1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a (p,q; p+q=1). Ta có:
- A p = d + \(\frac{h}{2}\) ; q = r + \(\frac{h}{2}\)
- B p = d + \(\frac{d}{2}\); q = r + \(\frac{d}{2}\)
- C p = d + \(\frac{h}{2}\); q = h + \(\frac{d}{2}\)
- D p = r + \(\frac{h}{2}\); q = d + \(\frac{h}{2}\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tần số alen được tính theo công thức p = d + \(\frac{h}{2}\) ; q = r + \(\frac{h}{2}\)
Chọn A
Câu hỏi 25 :
Phép lai nào sau đây không phải là lai gần?
- A Tự thụ phấn ở thực vật.
- B Giao phối cận huyết ở động vật.
- C Giữa các cá thể bất kì.
- D Lai các con cùng bố mẹ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ý C không phải lai gần
Chọn C
Câu hỏi 26 :
Một quần thề có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ ba là
- A 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
- B 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
- C 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa .
- D 0.4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
\(x + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa\)
Lời giải chi tiết:
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là (x=z=0; y=1)
\(\frac{{(1 - 1/{2^3})}}{2}AA:\frac{1}{{{2^3}}}Aa:\frac{{(1 - 1/{2^3})}}{2}aa \leftrightarrow \frac{7}{{16}}AA:\frac{1}{8}Aa:\frac{7}{{16}}aa\) hay 0.4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
Chọn D
Câu hỏi 27 :
Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa là 0,4. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
- A 0,05
- B 0,025
- C 0,02
- D 0,01
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gen Aa = 0,4/24 =0,025
Chọn B
Câu hỏi 28 :
Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA : 0,8Aa. Ở F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- A 0,4
- B 0,125
- C 0,2
- D 0,1
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
\(x + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa\)
Lời giải chi tiết:
Tỷ lệ Aa ở F3 :\(\frac{{0,8}}{{{2^3}}} = 0,1\)
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 là
- A 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa
- B 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa.
- C 0,4375AA: 0.125Aa: 0,4375aa
- D 0,75AA: 0,25aa.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
\(x+\frac{y(1-1/{{2}^{n}})}{2}AA:\frac{y}{{{2}^{n}}}Aa:z+\frac{y(1-1/{{2}^{n}})}{2}aa\)
Lời giải chi tiết:
Sau 2 thế hệ tự thụ, cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa
Chọn A
Câu hỏi 30 :
Về mặt di truyền học mỗi quần thể được đặc trưng bởi
- A Vốn gen
- B Tỷ lệ đực và cái
- C Độ đa dạng
- D Tỷ lệ các nhóm tuổi.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Về mặt di truyền học mỗi quần thể được đặc trưng bởi vốn gen của quần thể (tập hợp tất cả các alen của các gen có trong quần thể tại 1 thời điểm xác định).
Chọn A