Câu hỏi 1 :
Trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề nào sau đây?
- A Các sự cố về môi trường
- B Thu hồi khí đồng hành.
- C Tác động của thiên tai.
- D Liên doanh với nước ngoài.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí ở nước ta cần đặc biệt chú ý tránh để xảy ra các sự cố môi trường (sgk trang 193)
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 2 :
Việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta gây ra vấn đề chủ yếu nào sau đây về tài nguyên và môi trường?
- A Hạ thấp mực nước ngầm.
- B Thu hẹp diện tích rừng.
- C Ô nhiễm nguồn nước.
- D Ô nhiễm đất đai.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Việc xây dựng nhà máy thủy điện ở nước ta gây vấn đề trực tiếp là làm thu hẹp diện tích rừng do nhà máy thủy điện xây dựng chủ yếu ở vùng đồi núi, cần phá bỏ diện tích lớn rừng làm hồ đập thủy điện, xây dựng nhà máy thủy điện
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 3 :
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta
- A nạn cháy rừng
- B khai thác bừa bãi, quá mức
- C chủ trương, chính sách của Nhà nước
- D sự tàn phá của chiến tranh
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tác động của con người như sự khai thác bừa bãi, quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của sinh vật, làm suy giảm tài nguyên rừng
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 4 :
Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng về các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?
1) Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
2) Xây dựng hệ thống các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
3) Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
4) Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
5) Cấm khai thác gỗ quý, nhưng được khai thác gỗ trong rừng non.
6) Chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu.
7) Cấm gây độc hại cho môi trường nước ở tất cả các địa phương.
- A 7.
- B 2.
- C 6.
- D 4.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các nhận định đúng về các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
1) Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
2) Xây dựng hệ thống các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
(sgk Địa lí 12 trang 60)
=> Chọn đáp án B.
Câu hỏi 5 :
Biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp không bao gồm
- A mở rộng diện tích đất nông nghiệp có kế hoạch
- B Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- C Cải tạo đất, canh tác đất hợp lí
- D Sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Để bảo vệ đất nông nghiệp cần chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chưa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng (sgk trang 61); vì vậy biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp không bao gồm Sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 6 :
Vai trò chủ yếu của rừng ven biển miền Trung nước ta là
- A chống xói mòn
- B chắn cát bay
- C hạn chế lũ lụt
- D điều hòa nước sông
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Rừng phòng hộ ven biển miền Trung có vai trò chính trong việc chắn cát bay, lấn chiếm đồng ruộng, tránh sạt lở bờ biển
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 7 :
Gần đây, diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do
- A phá rừng để lấy đất ở.
- B phá rừng để khai thác gỗ củi.
- C ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
- D phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Gần đây, diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản (sgk trang 38), ngoài ra còn do cháy rừng, phá rừng lấy gỗ củi, do ô nhiễm môi trường…
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 8 :
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A Cát Bà.
- B Cúc Phương.
- C Xuân Thủy.
- D Bái Tử Long.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 9 :
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc :
- A Thành phố Hải Phòng.
- B Thành phố Hồ Chí Minh.
- C Thành phố Cần Thơ.
- D Tỉnh Cà Mau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 25, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 10 :
Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng đồi núi, trung du nước ta
- A Mở rộng diện tích để chăn nuôi
- B Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày
- C Áp dụng hình thức canh tác nông- lâm kết hợp
- D Tích cực trồng cây lương thực.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đối với vùng đồi núi phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi , canh tác, cải tạo đất hoang, áp dụng nông – lâm kết hợp, phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc để nâng cao đời sống nhân dân miền núi, từ đó định canh, định cư. Thế mạnh của vùng đồi núi, trung du không phải là cây lương thực
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 11 :
Phân loại rừng trong quy hoạch, quản lí không bao gồm loại rừng nào
- A Rừng đặc dụng
- B Rừng phòng hộ
- C Rừng đầu nguồn
- D Rừng sản xuất
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phân loại rừng trong quy hoạch, quản lí bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 12 :
Sự suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật thể hiện
- A có các cây họ Đậu, Vang, Dầu, Dâu tằm.
- B rừng thưa khô rụng lá xuất hiện.
- C có các cây dẻ, re, sa mu, pơ mu.
- D ở đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật thể hiện ở việc xuất hiện các cây cận nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như pơ mu, sa mu (sgk Địa lí 12 trang 48)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 13 :
Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là
- A tài nguyên rừng.
- B tài nguyên khoáng sản.
- C tài nguyên biển.
- D tài nguyên đất.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là tài nguyên biển. Mặc dù nước ta có 3600km đường bờ biển và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 với hệ thống tài nguyên phong phú như tài nguyên vị thế, tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên địa hình biển, tài nguyên sinh vật.... rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển. Tuy nhiên, các dạng tài nguyên này chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến lãng phí tài nguyên hoặc sử dụng chưa hợp lí gây suy giảm tài nguyên
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 14 :
Đất xói mòn trơ sỏi đá là hậu quả của
- A Việc cơ cấu cây trồng không phù hợp
- B Việc canh tác ở những vùng có lượng mưa lớn
- C Việc khai thác sử dụng không hớp lí tài nguyên của con người
- D Việc canh tác ở nhưng nơi có độ dốc lớn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đất xói mòn trơ sỏi đá là hậu quả của việc khai thác sử dụng không hợp lí tài nguyên của con người. Con người chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm rẫy làm suy giảm diện tích rừng, mở rộng các đất trống đồi núi trọc -> mất lớp phủ thực vật nên mưa lớn gây xói mòn đất đai; khai thác khoáng sản không hợp lí cũng làm thay đổi diện mạo bề mặt địa hình, làm xuất hiện nhiều vùng trơ sỏi đá.
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 15 :
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta là
- A Chất thải sinh hoạt của khu dân cư.
- B Chất thải của hoạt động du lịch
- C Nước thải công nghiệp và đô thị
- D Hóa chất dư thừa trong nông nghiệp.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân lớn nhất, đầy đủ nhất
=> Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta bao gồm chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và cả chất thải sinh hoạt từ các đô thị lớn
Chọn C
Câu hỏi 16 :
Cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta vì:
- A thiên tai, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra.
- B đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài.
- C dân số tăng nhanh, đời sống xã hội nâng cao
dân số tăng nhanh, đời sống xã hội nâng cao D. khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ
- D khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tài nguyên thiên nhiên có hạn, trong khi hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, quá mức dẫn đến cạn kiệt, suy thoái. => Do vậy cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta nhằm đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài.
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp tại đồng bằng là:
- A Ngăn chặn nạn du canh, du cư.
- B Chống suy thoái và ô nhiễm đất
- C Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc
- D Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vùng nông nghiệp thường diễn ra tình trạng khô hạn và ô nhiễm, suy thoái do canh tác quá mức cho phép và sử dụng nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu…
=> Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp tại đồng bằng là chống suy thoái và ô nhiễm đất
Chọn B
Câu hỏi 18 :
Nguyên nhân chủ yếu làm tài nguyên rừng suy giảm nhanh chóng vào nửa cuối thế kỉ XX là do:
- A Cháy rừng vì sét đánh
- B Khai thác bừa bãi quá mức
- C Công tác trồng rừng chưa tốt
- D Chiến tranh, vơ vét tài nguyên của các nước đế quốc
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX là thời kì nước ta đang diễn ra những cuộc chiến tranh khốc liệt với đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ.
Nguyên nhân chủ yếu làm tài nguyên rừng suy giảm nhanh chóng vào nửa cuối thế kỉ XX (khoảng từ năm 1943 - 1983) là do: chiến tranh, vơ vét tài nguyên của các nước đế quốc.
Chọn D
Câu hỏi 19 :
Trong bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta, việc quy định về khai thác có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
- A Sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật
- B Bảo vệ động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- C Duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
- D Bảo vệ rừng trên đất trống, đồi núi trọc
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Trong bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta, việc quy định về khai thác có ý nghĩa chủ yếu là: khai thác hợp lí sẽ giúp sinh vật có thời gian sinh trưởng và phục hồi, góp phần sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật. Chọn A.
Câu hỏi 20 :
Công ty Formosa gây sự cố nghiêm trọng về môi trường biển ở Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?
- A Thanh Hóa
- B Nghệ An
- C Hà Tĩnh
- D Quảng Bình
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức thực tiễn
Lời giải chi tiết:
Ở vùng biển Bắc Trung Bộ, công ty Formosa gây sự cố nghiêm trọng về môi trường biển ở cảng Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan sang vùng biển các tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,…
Chọn C.
Câu hỏi 21 :
Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là khu dự tữ sinh quyển của thế giới?
- A 5
- B 6
- C 8
- D 9
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tiễn
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, Việt Nam đã có 9 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là khu dự tữ sinh quyển của thế giới, gồm:
- Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
- Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.
- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.
- Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
- Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
- Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
- Khu dự trữ sinh quyển Langbian.
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam là:
- A Cúc Phương.
- B Yok Đôn.
- C Bù Gia Mập.
- D Côn Đảo.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thu thập số liệu thống kê
Lời giải chi tiết:
Trong 4 vườn quốc gia đã cho, Yok Đôn là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất 115.545 km2
Chọn B
Câu hỏi 23 :
Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, biểu hiện
- A Chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy
- B Là nơi lưu giữ các nguồn gen quý
- C Tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái
- D Đảm bảo cân bằng nước, chống lũ lụt và khô hạn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Giá trị của tài nguyên sinh vật về mặt phát triển kinh tế - xã hội là tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái, mang lại thu nhập cho người dân địa phương và cũng là nơi nghỉ dưỡng, tham quan của mọi người. Ví dụ Vườn Quốc gia Cúc Phương là nơi nhiều người tìm đến tham quan, nghỉ dưỡng...
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 24 :
Biện pháp lâu dài để hạn chế lũ quét xảy ra và giảm thiểu tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là:
- A Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn
- B Xây dựng hồ chứa nước
- C Di dân những vùng thường xuyên diễn ra lũ quét
- D Quy hoạch các điểm dân cư ở vùng cao
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp như xây dựng hồ chứa nước, di dân hay quy hoạch điểm dân cư đều là biện pháp trước mắt, hạn chế thiệt hại khi lũ quét xảy ra, còn biện pháp lâu dài để hạn chế được lũ quét xảy ra từ đó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai này là bảo vệ vốn rừng đầu nguồn. Khi có lớp phủ thực vật, rừng đầu nguồn được bảo vệ sẽ hạn chế tốc độ dòng chảy, giữ đất, giữ nước, hạn chế lũ quét xảy ra
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 25 :
Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là:
- A săn bắn động vật hoang dã.
- B chiến tranh tàn phá các khu rừng.
- C ô nhiễm môi trường.
- D biến đổi khí hậu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
vận dụng hiểu biết thực tế và phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là biến đổi khí hậu vì các nguyên nhân còn lại đều chủ yếu do con người tạo nên
Chọn D